Làm thế nào để bé yêu được tròn giấc ngủ đêm
Vào những tuần đầu tiên sau khi chào đời, giấc ngủ đối với bé sơ sinh có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển về hệ thần kinh và cảm xúc của trẻ. Để có thể thích nghi với môi trường mới sau khi ra đời, trong
giấc ngủ, trẻ thường thức dậy nhiều lần trong vài giờ (khoảng 3 giờ một lần), đặc biệt là những giấc ngủ về đêm. Điều này trở thành một thử thách không nhỏ về tình yêu và sự kiên nhẫn của cả bố và mẹ dành cho bé con của mình, sau một ngày “mệt mỏi” với các công việc thường nhật và việc chăm sóc bé từ các cử bú mẹ, vệ sinh, thay tả cho bé, ….
Để giúp bố và mẹ có được thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe đồng thời thiên thần bé nhỏ của mình cũng được thói quen tốt “say” giấc ngủ trong đêm để đến với ngày mới thật …rạng rỡ, Xin chia sẻ với quý phụ huynh các kinh nghiệm cần thiết để chuẩn bị giấc ngủ cho bé.
1- Bé được ăn no trước khi đi ngủ. Các mẹ phải đảm bảo, trước khi cho bé con đi ngủ, bé đã được cho ăn đầy đủ
(có thể là bú mẹ hoặc bú bình), để biết chắc chắn rằng việc “mất ngủ” trong đêm của bé không liên quan đến nhu cầu ăn uống. Sau khi ăn xong, đặt bé xuống giường. Ban đầu bé có biểu hiện khá tỉnh táo, nhưng rồi giấc ngủ sẽ nhanh chóng ập đến và thế là bé … chìm sâu vào giấc ngủ.
2- Tạo không khí bình yên giúp bé đến với giấc ngủ. Có thể ban đầu bé sẽ có nhiều phản ứng khi bị đặt vào giường theo “thời khóa biểu”của ba mẹ. Tuy nhiên, trong một không gian thật yên tĩnh, thoáng mát cùng với những lời yêu thương vui bên tai hoặc câu hát ru, bài hát về tình cảm gia đình của ba mẹ, tất cả sẽ có tác dụng đưa bé vào giấc ngủ thật nhẹ nhàng. Theo thời gian, việc ngủ đúng giờ và dễ ngủ trở thành thói quen của bé, giúp mẹ có thêm thời gian để ... thư giãn .
3- Đi ngủ sớm. Có thể ba mẹ sẽ nghĩ rằng, nếu cho bé ngủ sớm vào buổi tối thì bé sẽ thức dậy sớm vào sáng hôm
sau. Điều này không đúng, bởi trên thực tế, trẻ sơ sinh, kể cả trẻ được 12 tháng tuổi, thường có giấc ngủ khá dài về đêm, vì vậy việc cho bé đi ngủ vào khoảng 8 giờ tối sẽ thành nếp tốt, tạo thuận lợi cho bé khi đến tuổi đi hoc.
4- Dỗ giấc ngủ cho bé theo từng độ tuổi. Trong đêm trẻ sơ sinh chỉ thức trong khoảng 20 - 30 phút. Sau 3 hoặc 4 tháng, thời gian thức của bé là khoảng một giờ để ăn và sau đó lại tiếp tục giấc ngủ của mình. Bé được cho ăn đúng với nhu cầu của độ tuổi và được đặt trong không gian yên tĩnh, thì giấc ngủ sau đó sẽ được tròn đầy giúp sức khỏe của trẻ luôn ổn định.
5- Tránh tạo sự kích thích quá mức lên giác quan khi cho bé ngủ.
Trẻ từ trong bụng mẹ bước ra với cuộc đời, mọi thứ xung quanh đều mới lạ kích thích sự phát triển của các giác quan. Do đó nên lưu ý, khi cho bé đi ngủ trong khung cảnh với hình ảnh có màu sắc sở, âm thanh ồn ào, sẽ tạo sự căng thẳng khiến trẻ khó dỗ giấc ngủ. Thay vào đó ba mẹ nên đưa bé vào không gian yên tĩnh, thoáng mát với ánh sáng và bày trí nhẹ nhàng tạo sự bình yên, giúp cho hệ thần kinh của bé được ổn định khi ngủ.
6. Sắp xếp giường ngủ cho bé với chăn, gối thật êm. Đây cũng là một kinh nghiệm giúp bé ngủ được trọn đêm trong môi trường mềm mại, êm ái và cảm giác an toàn tương tự như khi bé còn được bao bọc trong bụng mẹ; đồng thời chỗ ngủ với đầy đủ chăn gối nhẹ, êm cũng là cách giữ ấm cho bé suốt đêm, đó cũng là vật cản để bé không bị rơi xuống đất trong qua trình “xoay chuyển” khi ngủ.
7. Tạo sự thoải mái cho bé giãn trước khi ngủ. Cũng như người lớn khi ngủ, trẻ sơ sinh cũng cần một giai đoạn
chuyển tiếp giữa trạng thái động với những yếu tố tạo sự kích gây khó ngủ và tĩnh để mang lại cảm giác dễ chịu cho giấc ngủ. Vì vậy, khi bạn đưa con đi ngủ, bố mẹ nên đặt bé vào căn phòng có ánh sáng mờ, nhiệt độ phù hợp và hãy tắt TV, giảm âm lượng nhạc, điện thoại di động./.
Minh Tâm
(Theo Etre Parents, Magic Maman)
Trẻ nhỏ đôi khi có biểu hiện biếng ăn và kén ăn. Thực tế có khoảng 25% đến 35% trẻ ở lứa tuổi chập chững biết đi và lứa tuổi mẫu giáo được cha mẹ cho là kén ăn hoặc khảnh ăn. Tuy nhiên, đa số những trẻ này đều có cảm giác ngon miệng phù hợp với lứa tuổi và đều phát triển bình thường. Vì vậy cần giúp gia đình và người chăm sóc trẻ thực hành cho trẻ ăn hiệu quả.
- Nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo
- Được hấp thu dễ, sử dụng có hiệu quả cao.
- Bảo vệ trẻ chống lại nhễm khuẩn.
- Giúp trẻ thông minh hơn so với ăn bằng sữa nhân tạo.
- Chi phí its tốn kém hơn nuôi trẻ ăn bằng sữa nhân tạo.
Nhiều bé sinh non vì nhiều lý do, thế nhưng sau khi sinh ra các bé đều phải bắt đầu một cuộc chiến mới, cuộc chiến này có khi sẽ rất nhẹ nhàng có khi cũng rất khốc liệt tùy vào tuổi thai và những vấn đề đi kèm của bé để giành lấy sự sống cho mình.
Đối với các trường hợp sinh non, sữa mẹ là nguồn thức ăn và cũng được xem như là liều thuốc để giúp các bé này có thể vượt qua được các biến chứng của trẻ sinh non như: viêm phổi, viêm ruột, thủng tạng rỗng, nhiễm trùng huyết…
Bà mẹ khi mang t hai phải được ăn uống đầy đủ để tránh tình trạng suy dinh dưỡng bào thai và chuẩn bị có đủ sữa cho trẻ ngay từ những ngày đầu tiên