Ngày thế giới vì trẻ sinh non 17-11
Nỗi lòng người mẹ khi mang thai ai cũng mong muốn con mình được nuôi dưỡng trọn vẹn trong bào thai đủ tháng đủ ngày, thế nhưng đâu đó trong hành trình này nhiều mẹ phải dừng lại khi con muốn ra sớm hơn kế hoạch đã định. Nhiều bé sinh non vì nhiều lý do, thế nhưng sau khi sinh ra các bé đều phải bắt đầu một cuộc chiến mới, cuộc chiến này có khi sẽ rất nhẹ nhàng có khi cũng rất khốc liệt tùy vào tuổi thai và những vấn đề đi kèm của bé để giành lấy sự sống cho mình.
Mỗi em bé sinh non như một chiến binh trong hành trình của chính mình, nhưng em bé không thể chiến đấu đơn độc, em cần lồng ấp, máy thở và cần sự chăm sóc y tế đặc biệt và cần sự hỗ trợ của bố lẫn mẹ từ những ngày đầu đời.
Tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ, mỗi năm chào đón và chăm sóc hàng ngàn bé sinh non, cứ mỗi em bé cai máy thành công, khỏe dần lên từng ngày và xuất viện về với gia đình là một hành trình dài, có khi tính bằng tháng. Và trong suốt những tháng ngày đó nhân viên y tế luôn túc trực cùng với gia đình bé, từ những ngày được ẵm con lần đầu tiên bố mẹ sẽ được các cô hướng dẫn cách chăm sóc bé non tháng-nhẹ cân, cách ấp Kangaroo, hướng dẫn cho bé ăn qua sonde, ăn bằng muỗng, cách ẵm bé như thế nào, cân đo ra làm sao, …Những buổi học mát xa cho bé, những bài hát ru, rồi đến những lần cấp cứu vì bé tím tái…Những ai đã từng làm mẹ hoặc thay mẹ chăm sóc những bé sinh non tại đơn vị Kangaroo Bệnh viện Từ Dũ ắt hẳn sẽ thuần thục tất cả những kỹ năng chăm con non tháng này.
Sanh non mà, biết bao nhiêu thứ phải trải qua nhưng rồi các bé và gia đình đều vượt qua những khó khăn, sức khỏe bé tốt lên từng ngày, ăn giỏi, tăng cân và được về nhà, đó là niềm hạnh phúc to lớn của cả gia đình và cả những nhân viên y tế như chúng tôi. Chỉ cần con lớn hơn, khỏe hơn ngày hôm qua, bao khóc nhọc của chúng tôi đều trở nên xứng đáng.
Chào mừng ngày “Thế giới vì trẻ sinh non – 17/11” , chúc các con sẽ là những chiến binh bất bại, tri ân những ông bố, bà mẹ và cả những bàn tay người hộ sinh bệnh viện Từ Dũ đã cùng con chiến đấu suốt chặng đường dài.
NHS Đinh Thị Huyền Trang
Phòng Công tác xã hội
Tăm - chăm sóc rốn cho bé
Trẻ nhỏ đôi khi có biểu hiện biếng ăn và kén ăn. Thực tế có khoảng 25% đến 35% trẻ ở lứa tuổi chập chững biết đi và lứa tuổi mẫu giáo được cha mẹ cho là kén ăn hoặc khảnh ăn. Tuy nhiên, đa số những trẻ này đều có cảm giác ngon miệng phù hợp với lứa tuổi và đều phát triển bình thường. Vì vậy cần giúp gia đình và người chăm sóc trẻ thực hành cho trẻ ăn hiệu quả.
Ăn bổ sung (hay chúng ta thường gọi là ăn dặm) là cho trẻ ăn thêm các thức ăn giàu năng lượng và chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ dưới dạng mềm hoặc đặc.
Giai đoạn ăn bổ sung là giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi. Ngoài bú mẹ trẻ cần ăn bổ sung.
Từ 6 tháng tuổi trở đi, mặc dù sữa mẹ vẫn đóng vai trò rất quan trọng cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ, nhưng không thể đáp ứng đủ tổng mức năng lượng cần cho sự phát triển của trẻ, vì vậy ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung.
- Nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo
- Được hấp thu dễ, sử dụng có hiệu quả cao.
- Bảo vệ trẻ chống lại nhễm khuẩn.
- Giúp trẻ thông minh hơn so với ăn bằng sữa nhân tạo.
- Chi phí its tốn kém hơn nuôi trẻ ăn bằng sữa nhân tạo.
Đối với các trường hợp sinh non, sữa mẹ là nguồn thức ăn và cũng được xem như là liều thuốc để giúp các bé này có thể vượt qua được các biến chứng của trẻ sinh non như: viêm phổi, viêm ruột, thủng tạng rỗng, nhiễm trùng huyết…
Bà mẹ khi mang t hai phải được ăn uống đầy đủ để tránh tình trạng suy dinh dưỡng bào thai và chuẩn bị có đủ sữa cho trẻ ngay từ những ngày đầu tiên