Những yếu tố ảnh hưởng nuôi con bằng sữa mẹ
Các yếu tố ảnh hưởng
1. Thuốc lá:
Một số lượng nhỏ nicotine được bài tiết vào sữa mẹ và sự hấp thu của nicotine qua đường ruột của trẻ sơ sinh là rất nhỏ, nhưng việc hút thuốc lá có thể có ảnh hưởng gián tiếp trên trẻ sơ sinh bú sữa mẹ:
- Việc sản xuất sữa có thể giảm đến 250 ml mỗi ngày ở những bà mẹ hút thuốc lá
- Những bà mẹ hút thuốc ít có khả năng để bắt đầu cho con bú hơn so với bà mẹ không hút thuốc
- Những bà mẹ hút thuốc có xu hướng cho con bú trong một thời gian ngắn hơn.
Những bà mẹ hút thuốc nên được cung cấp thông tin về những lợi ích đáng kể khi cho trẻ sơ sinh bú mẹ.
2. Rượu:
Mặc dù có rất ít bằng chứng nghiên cứu về tác động của rượu đối với trẻ sơ sinh, tuy nhiên cũng có những báo cáo rằng nồng độ rượu thấp ở người mẹ vẫn có thể làm giảm việc sản xuất sữa, làm cho trẻ bú ít và có thể gây rối loạn giấc ngủ của trẻ.
3. Thuốc gây nghiện
Các dữ liệu an toàn của buprenorphine chưa được thiết lập đối với việc cho con bú. Những bà mẹ cho con bú trong khi dùng buprenorphine phải được thông báo về những rủi ro. Số lượng buprenorphine qua sữa mẹ được coi là không đáng kể trên lâm sàng.
4. Benzodiazepin
Sự an toàn của benzodiazepin đối với sữa mẹ là chưa được biết đến. Tốt nhất là không được dùng benzodiazepine trong khi cho con bú.
5. Chất kích thích thần kinh
Những ảnh hưởng trên trẻ sơ sinh bú mẹ cần được cân nhắc khi mẹ đang sử dụng các chất kích thích thần kinh. Những người mẹ sử dụng thường xuyên các chất kích thích được khuyên không nên cho con bú.
Tài liệu tham khảo
Ministerial Council on Drug Strategy under the Cost Shared Funding Mode (2006), National clinical guidelines for the management of drug use during pregnancy, birth and the early development years of the newborn, p 19-22
BS. Giang Châu Võ (dịch)
Khoa Hậu Phẫu – BV Từ Dũ
Trẻ nhỏ đôi khi có biểu hiện biếng ăn và kén ăn. Thực tế có khoảng 25% đến 35% trẻ ở lứa tuổi chập chững biết đi và lứa tuổi mẫu giáo được cha mẹ cho là kén ăn hoặc khảnh ăn. Tuy nhiên, đa số những trẻ này đều có cảm giác ngon miệng phù hợp với lứa tuổi và đều phát triển bình thường. Vì vậy cần giúp gia đình và người chăm sóc trẻ thực hành cho trẻ ăn hiệu quả.
Ăn bổ sung (hay chúng ta thường gọi là ăn dặm) là cho trẻ ăn thêm các thức ăn giàu năng lượng và chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ dưới dạng mềm hoặc đặc.
Giai đoạn ăn bổ sung là giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi. Ngoài bú mẹ trẻ cần ăn bổ sung.
Từ 6 tháng tuổi trở đi, mặc dù sữa mẹ vẫn đóng vai trò rất quan trọng cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ, nhưng không thể đáp ứng đủ tổng mức năng lượng cần cho sự phát triển của trẻ, vì vậy ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung.
- Nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo
- Được hấp thu dễ, sử dụng có hiệu quả cao.
- Bảo vệ trẻ chống lại nhễm khuẩn.
- Giúp trẻ thông minh hơn so với ăn bằng sữa nhân tạo.
- Chi phí its tốn kém hơn nuôi trẻ ăn bằng sữa nhân tạo.
Nhiều bé sinh non vì nhiều lý do, thế nhưng sau khi sinh ra các bé đều phải bắt đầu một cuộc chiến mới, cuộc chiến này có khi sẽ rất nhẹ nhàng có khi cũng rất khốc liệt tùy vào tuổi thai và những vấn đề đi kèm của bé để giành lấy sự sống cho mình.
Đối với các trường hợp sinh non, sữa mẹ là nguồn thức ăn và cũng được xem như là liều thuốc để giúp các bé này có thể vượt qua được các biến chứng của trẻ sinh non như: viêm phổi, viêm ruột, thủng tạng rỗng, nhiễm trùng huyết…
Bà mẹ khi mang t hai phải được ăn uống đầy đủ để tránh tình trạng suy dinh dưỡng bào thai và chuẩn bị có đủ sữa cho trẻ ngay từ những ngày đầu tiên