Nuôi con bằng sữa mẹ như thế nào cho đúng cách? (Phần 3)
Chuyên đề 3: Làm thế nào để tăng cường nguồn sữa mẹ?
Khoa Khám Bệnh - BV Từ Dũ
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn: shutterstock |
Trong thời gian cho con bú, người mẹ cần có thêm năng lượng và dinh dưỡng để tạo sữa. Nếu chế độ ăn của bà mẹ quá nghèo nàn, không đủ chất dinh dưỡng bổ sung thêm, bà mẹ sẽ trở nên suy dinh dưỡng và chất lượng sữa không đầy đủ.
Để tăng cường nguồn sữa mẹ, người mẹ cần lưu ý những điểm sau đây:
Những điều cần thực hiện khi cho con bú mẹ
- Bà mẹ nuôi con bú cần ăn uống cân đối, đầy đủ năng lượng, đạm, sắt, canxi, I-ốt…Nên ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm, bao gồm đạm động vật như gia cầm, trứng, cá thịt... và đạm thực vật lấy từ cây họ đậu. Chú ý các thực phẩm giàu canxi và các vi chất khác như magiê, kẽm cũng cần bổ sung đầy đủ. Việc cung cấp các thực phẩm giàu canxi giúp trẻ phát triển tối đa chiều cao, hệ xương răng tốt. Bên cạnh đó, người mẹ không bị chứng hạ canxi huyết và phòng ngừa được chứng loãng xương sau này. Canxi có nhiều trong sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, trứng...
- Ăn nhiều rau quả, trái cây tươi để tăng lượng vitamin trong sữa mẹ.
- Ăn thêm thức ăn giàu DHA như cá biển (cá thu, cá hồi, cá kiếm...) để cung cấp đầy đủ DHA cho não trẻ phát triển đầy đủ.
Nguồn: shutterstock
- Giữ tinh thần yên tĩnh, điều độ vui tươi. Cuộc sống gia đình hòa thuận, hạnh phúc, không phải lo lắng buồn phiền cũng góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn nguồn sữa mẹ.
- Cho bé bú càng nhiều sữa sẽ ra nhiều. Việc cho con bú mẹ kích thích tuyến yên tiết prolactin giúp vú tiết sữa nhiều hơn.
- Kinh nghiệm dân gian để có nhiều sữa, bà mẹ có thể ăn cơm nếp, cháo móng giò, nước sắc lá mít mật.
- Đảm bảo nghỉ ngơi đủ, ngủ 8 tiếng mỗi ngày hoặc hơn.
- Nếu đau vú cũng vẫn cần cho con bú. Khi đau quá không thể cho con bú được thì vắt hoặc hút sữa ra cốc, chén đã luộc kỹ và dùng thìa con bé uống.
Những điều cần tránh khi cho con bú mẹ
- Không nên ăn uống kiêng khem quá mức (ăn thịt kho tiêu, rất cay, rất mặn).
- Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị (hành, tỏi, ớt..), không uống rượu, cà phê và hút thuốc lá.
- Tránh lao động quá mức.
- Tránh lo lắng, buồn phiền, giận dữ.
- Khi cho con bú nếu cần dùng thuốc men phải hỏi ý kiến thầy thuốc, không nên tự động dùng thuốc vì có thể nguy hại cho con và có thể làm cạn nguồn sữa mẹ.
Trẻ nhỏ đôi khi có biểu hiện biếng ăn và kén ăn. Thực tế có khoảng 25% đến 35% trẻ ở lứa tuổi chập chững biết đi và lứa tuổi mẫu giáo được cha mẹ cho là kén ăn hoặc khảnh ăn. Tuy nhiên, đa số những trẻ này đều có cảm giác ngon miệng phù hợp với lứa tuổi và đều phát triển bình thường. Vì vậy cần giúp gia đình và người chăm sóc trẻ thực hành cho trẻ ăn hiệu quả.
Ăn bổ sung (hay chúng ta thường gọi là ăn dặm) là cho trẻ ăn thêm các thức ăn giàu năng lượng và chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ dưới dạng mềm hoặc đặc.
Giai đoạn ăn bổ sung là giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi. Ngoài bú mẹ trẻ cần ăn bổ sung.
Từ 6 tháng tuổi trở đi, mặc dù sữa mẹ vẫn đóng vai trò rất quan trọng cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ, nhưng không thể đáp ứng đủ tổng mức năng lượng cần cho sự phát triển của trẻ, vì vậy ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung.
- Nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo
- Được hấp thu dễ, sử dụng có hiệu quả cao.
- Bảo vệ trẻ chống lại nhễm khuẩn.
- Giúp trẻ thông minh hơn so với ăn bằng sữa nhân tạo.
- Chi phí its tốn kém hơn nuôi trẻ ăn bằng sữa nhân tạo.
Nhiều bé sinh non vì nhiều lý do, thế nhưng sau khi sinh ra các bé đều phải bắt đầu một cuộc chiến mới, cuộc chiến này có khi sẽ rất nhẹ nhàng có khi cũng rất khốc liệt tùy vào tuổi thai và những vấn đề đi kèm của bé để giành lấy sự sống cho mình.
Đối với các trường hợp sinh non, sữa mẹ là nguồn thức ăn và cũng được xem như là liều thuốc để giúp các bé này có thể vượt qua được các biến chứng của trẻ sinh non như: viêm phổi, viêm ruột, thủng tạng rỗng, nhiễm trùng huyết…
Bà mẹ khi mang t hai phải được ăn uống đầy đủ để tránh tình trạng suy dinh dưỡng bào thai và chuẩn bị có đủ sữa cho trẻ ngay từ những ngày đầu tiên