Rôm sẩy và hăm tã ở trẻ trong mùa nắng nóng
BS. Nguyễn Thị Thanh Bình
Khoa sơ sinh – BV Từ Dũ
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa |
Rôm sẩy thường là những mụn nhỏ màu hồng hay có ở ngực và lưng của trẻ. Những mụn này khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Nguyên nhân là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn và rôm sẩy hay xảy ra khi thời tiết nóng và ẩm. Tuy nhiên, đối với các trẻ được mặc quá nhiều quần áo hay được ủ ấm quá kỹ hoặc khi trẻ bị sốt cũng có thể bị rôm sẩy bất cứ lúc nào .
Rôm sẩy không nguy hiểm cho trẻ và khi nguyên nhân gây ra được loại trừ thì nó sẽ tự hết.
Chúng ta giúp trẻ bằng cách để da được khô, mát. Nên mặc quần áo bằng vải thoáng, dễ hút nước và có thể để quạt máy trong phòng khi trời nóng để không khí được lưu thông, làm mát nơi trẻ ở .
Nếu rôm sẩy không bớt hoặc trẻ bị khó chịu ngày càng nhiều hơn thì nên đi khám bác sĩ.
Hăm tả là một tình huống cũng rất thường gặp ở vùng mông, bẹn của trẻ làm da bị đỏ và đau, rát. Các nguyên nhân gây ra thường là :
- Da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tả, hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy .
- Da quá nhạy cảm .
Để giúp ngăn ngừa chứng hăm tã nên làm những việc sau đây :
- Rửa sạch mông, bẹn cho trẻ thường xuyên sau khi trẻ đi tiêu hoặc đi tiểu .
- Để mông thoáng mát nhiều lần trong ngày.
- Để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm nên rửa tay sạch TRƯỚC và SAU khi thay tã cho bé.
- Nên xử dụng loại tã lót ít dùng chất tạo mùi, ít hoá chất chừng nào tốt chừng nấy.
- Thay tã thường xuyên.
- Các vật dụng bằng vải mới như: quần, áo, nón, vớ, khăn ….. nên được giặt sạch trước khi dùng.
- Nên dùng các loại vải thoáng, mát, hút nước tốt .
- Rửa sạch mông, bẹn bằng xà phòng và nước sạch.
- Lau khô da nhẹ nhàng.
- Thoa kem lên vùng da mông và bẹn một lớp mỏng.
- Mặc tã cho bé.
Tóm lại, rôm sẩy và hăm tã rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng nếu được chăm sóc tốt chúng sẽ tự hết dễ dàng không gây nguy hại gì cho trẻ .
Trẻ nhỏ đôi khi có biểu hiện biếng ăn và kén ăn. Thực tế có khoảng 25% đến 35% trẻ ở lứa tuổi chập chững biết đi và lứa tuổi mẫu giáo được cha mẹ cho là kén ăn hoặc khảnh ăn. Tuy nhiên, đa số những trẻ này đều có cảm giác ngon miệng phù hợp với lứa tuổi và đều phát triển bình thường. Vì vậy cần giúp gia đình và người chăm sóc trẻ thực hành cho trẻ ăn hiệu quả.
Ăn bổ sung (hay chúng ta thường gọi là ăn dặm) là cho trẻ ăn thêm các thức ăn giàu năng lượng và chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ dưới dạng mềm hoặc đặc.
Giai đoạn ăn bổ sung là giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi. Ngoài bú mẹ trẻ cần ăn bổ sung.
Từ 6 tháng tuổi trở đi, mặc dù sữa mẹ vẫn đóng vai trò rất quan trọng cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ, nhưng không thể đáp ứng đủ tổng mức năng lượng cần cho sự phát triển của trẻ, vì vậy ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung.
- Nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo
- Được hấp thu dễ, sử dụng có hiệu quả cao.
- Bảo vệ trẻ chống lại nhễm khuẩn.
- Giúp trẻ thông minh hơn so với ăn bằng sữa nhân tạo.
- Chi phí its tốn kém hơn nuôi trẻ ăn bằng sữa nhân tạo.
Nhiều bé sinh non vì nhiều lý do, thế nhưng sau khi sinh ra các bé đều phải bắt đầu một cuộc chiến mới, cuộc chiến này có khi sẽ rất nhẹ nhàng có khi cũng rất khốc liệt tùy vào tuổi thai và những vấn đề đi kèm của bé để giành lấy sự sống cho mình.
Đối với các trường hợp sinh non, sữa mẹ là nguồn thức ăn và cũng được xem như là liều thuốc để giúp các bé này có thể vượt qua được các biến chứng của trẻ sinh non như: viêm phổi, viêm ruột, thủng tạng rỗng, nhiễm trùng huyết…
Bà mẹ khi mang t hai phải được ăn uống đầy đủ để tránh tình trạng suy dinh dưỡng bào thai và chuẩn bị có đủ sữa cho trẻ ngay từ những ngày đầu tiên