Tại sao chúng ta không cần cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước?
Nhiều gia đình có thói quen cho bé uống thêm nước khi bú, hoặc bổ sung nước cho bé sau các cữ bú để bé đỡ khát hoặc để tráng miệng cho bé. Điều này nghe có vẻ hợp lý, nhưng sự thật đây là điều không tốt cho bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
Cho trẻ sơ sinh uống nước khiến bé có nguy cơ bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng
Nguồn nước có thể không sạch và khiến bé bị nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, dạ dày của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ, việc cho bé uống thêm nước sẽ làm cho bé bị no và bú mẹ ít đi, hoặc ngưng bú sữa mẹ, từ đó bé kém hấp thu chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Cho bé uống thêm nước sau mỗi cử bú dễ khiến bé bị ọc hay bị sặc. Mặt khác, nếu các bà mẹ cho con uống nước thay vì bú cũng sẽ khiến mẹ dần ít sữa trong tương lai.
Sữa mẹ có hơn 80% là nước:
Hình minh họa - Nguồn internet
Sữa mẹ chứa hơn 80% là nước, đặc biệt là sữa đầu dòng (sữa đầu mỗi cử bú). Do đó, bất cứ khi nào người mẹ cảm thấy con mình khát, mẹ có thể cho con bú. Điều này sẽ thỏa mãn “cơn khát” của bé và tiếp tục bảo vệ bé khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Bé không cần nước trước khi được 6 tháng tuổi, ngay cả trong điều kiện khí hậu nóng. Đây cũng là một trong những lý do mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
Một đứa trẻ được coi là bú mẹ hoàn toàn khi chỉ nhận được sữa mẹ, không có bất kỳ thức ăn hoặc chất lỏng bổ sung nào, ngay cả nước; ngoại trừ khi trẻ cần dùng thuốc, dung dịch bù nước đường uống, thuốc nhỏ, xi-rô vitamin, khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ.
Khi cho con bú nghĩa là mẹ đã cho bé uống tất cả nước mà bé cần, đồng thời cung cấp nước an toàn và bảo vệ bé chống lại bệnh tiêu chảy.
Cho trẻ uống nước với số lượng lớn thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc nước uống, đó là tình trạng các chất điện giải (như natri) trong máu của em bé bị pha loãng, ức chế các chức năng cơ thể bình thường và dẫn đến các vấn đề nguy hiểm như nhiệt độ cơ thể thấp hoặc co giật .Vì trẻ dưới 6 tháng tuổi có khối lượng cơ thể thấp, việc uống nước rất dễ khiến vượt nhu cầu Natri bình thường của cơ thể - những khoáng chất và chất điện giải này đã có đủ trong sữa mẹ khi mẹ cho bé bú.
Khi nào có thể cho bé uống thêm nước?
Các tổ chức Y tế trên thế giới khuyên mẹ nên đợi đến khi bé bắt đầu ăn dặm. Tại thời điểm đó, mẹ có thể cung cấp một lượng nhỏ nước đun sôi để nguội nhưng không thay thế sữa mẹ. Bé vẫn nên được cho bú mẹ tiếp tục và kéo dài về sau mà theo khuyến cáo của WHO là nên kéo dài đến 24 tháng để trẻ được phát triển toàn diện.
TH tổng hợp và lược dịch
Nguồn tham khảo:
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) https://www.who.int/features/qa/breastfeeding/
Tăm - chăm sóc rốn cho bé
Trẻ nhỏ đôi khi có biểu hiện biếng ăn và kén ăn. Thực tế có khoảng 25% đến 35% trẻ ở lứa tuổi chập chững biết đi và lứa tuổi mẫu giáo được cha mẹ cho là kén ăn hoặc khảnh ăn. Tuy nhiên, đa số những trẻ này đều có cảm giác ngon miệng phù hợp với lứa tuổi và đều phát triển bình thường. Vì vậy cần giúp gia đình và người chăm sóc trẻ thực hành cho trẻ ăn hiệu quả.
Ăn bổ sung (hay chúng ta thường gọi là ăn dặm) là cho trẻ ăn thêm các thức ăn giàu năng lượng và chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ dưới dạng mềm hoặc đặc.
Giai đoạn ăn bổ sung là giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi. Ngoài bú mẹ trẻ cần ăn bổ sung.
Từ 6 tháng tuổi trở đi, mặc dù sữa mẹ vẫn đóng vai trò rất quan trọng cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ, nhưng không thể đáp ứng đủ tổng mức năng lượng cần cho sự phát triển của trẻ, vì vậy ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung.
- Nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo
- Được hấp thu dễ, sử dụng có hiệu quả cao.
- Bảo vệ trẻ chống lại nhễm khuẩn.
- Giúp trẻ thông minh hơn so với ăn bằng sữa nhân tạo.
- Chi phí its tốn kém hơn nuôi trẻ ăn bằng sữa nhân tạo.
Nhiều bé sinh non vì nhiều lý do, thế nhưng sau khi sinh ra các bé đều phải bắt đầu một cuộc chiến mới, cuộc chiến này có khi sẽ rất nhẹ nhàng có khi cũng rất khốc liệt tùy vào tuổi thai và những vấn đề đi kèm của bé để giành lấy sự sống cho mình.
Đối với các trường hợp sinh non, sữa mẹ là nguồn thức ăn và cũng được xem như là liều thuốc để giúp các bé này có thể vượt qua được các biến chứng của trẻ sinh non như: viêm phổi, viêm ruột, thủng tạng rỗng, nhiễm trùng huyết…