Tại sao trẻ sơ sinh hay dụi mắt và làm cách nào để ngăn trẻ làm điều đó?
Trẻ sơ sinh dụi mắt thường là dấu hiệu trẻ đang mệt mỏi và buồn ngủ. (1). Bên cạnh đó việc bé thường xuyên dụi mắt cũng là một hành động hay thói quen không tốt cho mắt bé. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các nguyên nhân có thể khiến bé hay dụi mắt và các biện pháp phòng ngừa các mẹ nhé!
Hình: Shutterstock
Tại sao con bạn hay dụi mắt?
- 1. Trẻ buồn ngủ:
Khi bé có dấu hiệu dụi mắt và ngáp nghĩa là bé cảm thấy mệt và buồn ngủ. Nhưng tại sao khi buồn ngủ thì trẻ lại hay dụi mắt? Bởi vì khi bé cảm thấy mệt, mắt của bé cũng sẽ mỏi. Dụi mắt là cách giúp mát xa các cơ xung quanh, làm giảm mỏi mắt. Bằng cách đó bé có thể làm giảm bớt căng thẳng ở các vùng cơ quanh mắt và mí mắt.
Cách phòng ngừa:
- Hãy quan sát để biết các dấu hiệu buồn ngủ và mệt mỏi của bé. Dụi mắt và ngáp là những dấu hiệu phổ biến cho thấy bé cần đi ngủ. Nếu bạn thấy những dấu hiệu đầu tiên rằng bé đang buồn ngủ thì hãy đặt bé xuống ngay và cho bé đi ngủ, tránh trường hợp bé cảm thấy mệt mỏi sẽ đưa tay lên dụi mắt nhiều.
- Tập cho bé thói quen đi ngủ: khi bé có một thói quen đi ngủ nhất định, bé sẽ ngủ đúng giờ kể cả khi bạn không ở nhà. Như vậy bé sẽ ít bị mệt, do đó sẽ ít dụi mắt.
- 2. Mắt khô:
Bé có thể hay dụi mắt khi mắt bị khô. Thông thường mắt được bảo vệ bởi lớp màng nước mắt, lớp màng nước này thường bốc hơi khi tiếp xúc với không khí trong một thời gian dài. (2) Vì thế khi mắt khô sẽ khiến bé khó chịu, và theo bản năng bé sẽ dụi mắt để dễ chịu hơn, động tác này giúp kích thích nước mắt để khôi phục độ ẩm cho mắt.
- 3. Có gì đó trong mắt bé:
Bé có thể dụi mắt khi có vật gì đó kích thích trong mắt, chẳng hạn như hạt bụi nhỏ. Những vật lạ này có thể kích thích nhiều trong mắt khiến bé phải dụi mắt mạnh và liên tục. Trong trường hợp này, việc dụi mắt có thể gây hại vì chúng có thể khiến bé tự làm trầy xước niêm mạc mắt.
Nếu bạn thấy con vừa dụi mắt vừa khóc và mắt trở nên đỏ thì đó là dấu hiệu có vật gì đó trong mắt bé. Lúc này mẹ hãy dùng miếng gòn vô trùng thấm nước ấm, vắt nhẹ miếng gòn sau đó chùi từ khóe mắt này đến khóe mắt kia để làm sạch mắt. Nếu bé vẫn thấy khó chịu, hãy đưa bé đến bác sĩ.
Chú ý: Dùng miếng gòn vô trùng riêng cho mỗi bên mắt.
Cách phòng ngừa: Không để bé trong môi trường nhiều bụi bẩn, trong trường hợp bất khả kháng thì cần bảo vệ mắt bé bằng cách đeo mắt kiếng chắn bụi của trẻ nhỏ.
Mắt bé bị đỏ cũng có thể do bị viêm kết mạc: (3)
Trong trường hợp viêm kết mạc, mắt bé bị đỏ kèm theo chất dịch dính từ bên trong mắt và chảy nước mắt.
Lúc này các mẹ phải làm gì?
- Nhỏ mắt và lau sạch chất dịch trong mắt bằng miếng gòn vô trùng và nước muối sinh lý 3-4 lần/ngày.
- Theo dõi sau 1 hoặc 2 ngày, nếu mắt bé không hết đỏ và vẫn tiết dịch thì hãy đưa bé đến bác sĩ.
- 4. Bé tò mò:
Ngoài buồn ngủ và mệt mỏi, có rất nhiều nguyên nhân trẻ nhỏ dụi mắt. Bạn sẽ thấy khi bé bắt đầu phát triển kỹ năng vận động thì sự tò mò của bé cũng tăng theo. Bé sẽ thử chạm vào từng phần của cơ thể để tìm hiểu xem cơ thể sẽ phản ứng thế nào. (4)
- 5. Bé ngạc nhiên hoặc thích thú:
Khi bạn thấy bé không có dấu hiệu mệt mỏi nhưng vẫn dụi mắt thì có thể là khi làm vậy, bé sẽ nhìn thấy những kích thích thị giác đáng kinh ngạc. Trẻ nhỏ đôi khi yêu thích cảm giác nhắm mắt, cọ xát và lặp lại để xem những hình ảnh thị giác đó. Người lớn cũng có khả năng cảm nhận tương tự nếu nhắm hoặc dụi mắt. Đây có thể là lý do khiến bé thích dụi mắt.
Cách phòng ngừa: Bạn hãy phân tán sự chú ý của con bằng cách cho bé nhìn thấy một điều gì đó thú vị hơn. Do ít có khả năng chú ý nên bé sẽ dễ bị phân tâm.
Làm thế nào để ngăn không cho bé dụi mắt?
Để giảm thiểu tổn thương và trầy xước, bạn cần phải ngăn không cho bé dụi mắt.
- Nếu bé sơ sinh có thói quen dụi mắt thì mẹ có thể bao tay hoặc mặc áo tay dài bọc bàn tay bé. Điều này sẽ ngăn không cho bé dụi mắt hoặc gãi mặt.
- Nếu mẹ thấy bé định dụi mắt thì hãy giữ tay bé lại hoặc làm bé phân tán sự chú ý bằng cách đưa cho bé một món đồ chơi, nói chuyện hoặc hát cho bé nghe.
Điều quan trọng là bạn không nên hoảng sợ hay lo lắng khi con bạn dụi mắt. Đây có thể là dấu hiệu bé buồn ngủ và mỏi mắt. Nếu bạn thấy có điều gì đó khiến bé không thoải mái thì hãy nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý và lau mắt bằng miếng gòn vô khuẩn như đã hướng dẫn ở trên và theo dõi bé. Nhưng nếu điều đó không làm bé dễ chịu hơn hoặc bạn thấy bé có một số dấu hiệu khác kèm theo như hay nheo mắt, cử động mắt kém hoặc nếu bạn nghi ngờ bất cứ vấn đề gì, hãy đưa bé đến bác sĩ nhé!
Thu Hằng tổng hợp và lược dịch
https://www.momjunction.com/articles/why-does-your-baby-rub-his-eyes-and-how-to-prevent-it_00355557/
https://www.beingtheparent.com/why-does-your-baby-rub-his-eyes-and-how-to-prevent-it/
(1). Infant Sleep; Department of Neurology, University of Columbia
(2) Brent A. Bell et al.; A Protective Eye Shield for Prevention of Media Opacities during Small Animal Ocular Imaging; National Center For Biotechnology Information (2015)
(3) Eye Infections in Infants & Children; Healthy Children; American Academy of Pediatrics
(4) Karen E. Adolph and John M. Franchak; The development of motor behavior; National Center For Biotechnology
- Nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo
- Được hấp thu dễ, sử dụng có hiệu quả cao.
- Bảo vệ trẻ chống lại nhễm khuẩn.
- Giúp trẻ thông minh hơn so với ăn bằng sữa nhân tạo.
- Chi phí its tốn kém hơn nuôi trẻ ăn bằng sữa nhân tạo.
Nhiều bé sinh non vì nhiều lý do, thế nhưng sau khi sinh ra các bé đều phải bắt đầu một cuộc chiến mới, cuộc chiến này có khi sẽ rất nhẹ nhàng có khi cũng rất khốc liệt tùy vào tuổi thai và những vấn đề đi kèm của bé để giành lấy sự sống cho mình.
Đối với các trường hợp sinh non, sữa mẹ là nguồn thức ăn và cũng được xem như là liều thuốc để giúp các bé này có thể vượt qua được các biến chứng của trẻ sinh non như: viêm phổi, viêm ruột, thủng tạng rỗng, nhiễm trùng huyết…