Trẻ sơ sinh đi phân như thế nào là bình thường
Hình minh họa - nguồn internet |
Khi chăm sóc một em bé sơ sinh, chúng ta sẽ có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thường xuyên thông qua sự bài tiết phân cũng như nước tiểu. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau. Bạn không nên so sánh con mình với đứa trẻ khác để kết luận các tình trạng bất thường. Vậy tình trạng phân như thế nào là bình thường? Chúng ta cần đánh giá các vấn đề sau:
1. Tần xuất đi tiêu
Đặc điểm này rất thay đổi đối với từng đứa trẻ và từng giai đoạn phát triển cũng như loại sữa. Trẻ uống sữa mẹ thường sẽ đi tiêu nhiều lần hơn. Tần suất bình thường có thể dao động từ 7 lần 1 ngày cho đến 1 lần trong 7 ngày, miễn là phân vẫn mềm và trẻ không bị đau.
2. Lượng phân
Tương tự như số lần đi tiêu, số lượng mỗi lần cũng rất khác nhau. Sau vài ngày đầu, lượng phân thường tương quan trực tiếp với lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức trẻ uống vào. Nhưng nếu bạn lo lắng vì cảm thấy lượng sữa uống vào và lượng phân đi ra không tương ứng, điều bạn cần quan tâm lúc này là vấn đề tăng trưởng của trẻ. Nếu trẻ vẫn phát triển tốt, có vẻ hài lòng sau khi ăn và bụng không nhô lên quá nhiều thì em bé của bạn vẫn đang đi tiêu bình thường.
3. Màu sắc
Trong vài ngày đầu sau sinh, trẻ đi tiêu chủ yếu là phân su. Đó là loại phân đen, sệt, dính mà thai nhi tạo ra từ khi còn trong bụng mẹ. Sau đó phân có thể chuyển thành màu xanh, nâu sẫm hoặc vàng, đó đều là màu phân bình thường của trẻ sơ sinh. Chỉ có 3 màu phân mà các cha mẹ cần lo lắng đó là đỏ, đen và trắng xám. Khi phân có 3 màu này, hãy đưa ngay em bé của bạn đến gặp bác sĩ.
4. Kết cấu
Sau giai đoạn đi phân su, phân trẻ sơ sinh thường có độ sệt. Trẻ bú sữa mẹ thường có phân mềm hơn sữa công thức. Các hạt nhỏ trong phân là hoàn toàn bình thường, đây là do chất béo không được tiêu hóa hết.
Phân lỏng và có nước có thể là biểu hiện trẻ hấp thu không tốt. Tương tự, chất nhày trong phân có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tiêu hóa. Hãy đến gặp bác sĩ khi phân có hiện tượng này.
Phân rất cứng là dấu hiệu của táo bón. Trẻ có thể có biểu hiện đau khi đi tiêu. Phần lớn nguyên nhân là do công thức dinh dưỡng không đúng.
5. Mùi
Phân trẻ sơ sinh những ngày đầu rất ít mùi hôi. Sau một thời gian khi ruột đã hình thành nên hệ vi khuẩn, phân sẽ trở nên hôi hơn. Trẻ bú sữa mẹ sẽ có phân nặng mùi hơn sữa công thức.
6. Biểu hiện của trẻ lúc đi tiêu
Đa số trẻ sơ sinh có biểu hiện như bình thường hoặc hơi nhăn mặt hoặc đỏ mặt lúc đi tiêu. Nhưng nếu trẻ khóc ở mỗi lần đi tiêu, đây có thể là biểu hiện của đau. Nếu tình trạng này tiếp diễn, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Hình minh họa - nguồn internet |
Tóm lại, màu sắc và kết cấu phân là các yếu tố quan trọng nhất để đánh giá em bé có đi tiêu bình thường hay không. Các yếu tố như tần xuất, số lượng và mùi rất thay đổi tùy thuộc vào từng em bé cũng như thành phần dinh dưỡng nhập vào ở các thời điểm khác nhau. Nếu bạn thấy lo lắng vì các thay đổi trong phân trẻ sơ sinh, hãy nói chuyện với bác sĩ của bé.
ThS. BS. Lê Võ Minh Hương
Trẻ nhỏ đôi khi có biểu hiện biếng ăn và kén ăn. Thực tế có khoảng 25% đến 35% trẻ ở lứa tuổi chập chững biết đi và lứa tuổi mẫu giáo được cha mẹ cho là kén ăn hoặc khảnh ăn. Tuy nhiên, đa số những trẻ này đều có cảm giác ngon miệng phù hợp với lứa tuổi và đều phát triển bình thường. Vì vậy cần giúp gia đình và người chăm sóc trẻ thực hành cho trẻ ăn hiệu quả.
- Nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo
- Được hấp thu dễ, sử dụng có hiệu quả cao.
- Bảo vệ trẻ chống lại nhễm khuẩn.
- Giúp trẻ thông minh hơn so với ăn bằng sữa nhân tạo.
- Chi phí its tốn kém hơn nuôi trẻ ăn bằng sữa nhân tạo.
Nhiều bé sinh non vì nhiều lý do, thế nhưng sau khi sinh ra các bé đều phải bắt đầu một cuộc chiến mới, cuộc chiến này có khi sẽ rất nhẹ nhàng có khi cũng rất khốc liệt tùy vào tuổi thai và những vấn đề đi kèm của bé để giành lấy sự sống cho mình.
Đối với các trường hợp sinh non, sữa mẹ là nguồn thức ăn và cũng được xem như là liều thuốc để giúp các bé này có thể vượt qua được các biến chứng của trẻ sinh non như: viêm phổi, viêm ruột, thủng tạng rỗng, nhiễm trùng huyết…
Bà mẹ khi mang t hai phải được ăn uống đầy đủ để tránh tình trạng suy dinh dưỡng bào thai và chuẩn bị có đủ sữa cho trẻ ngay từ những ngày đầu tiên