Trẻ sơ sinh nằm phòng máy lạnh được không ?
BS. Nguyễn Thị Thanh Bình
Cố vấn khoa Sơ sinh – BVTừ Dũ
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa |
Giai đoạn sơ sinh được tính từ sau khi sinh ra đến 30 ngày tuổi. Trẻ sơ sinh không có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể như trẻ lớn hay người lớn, nhất là trẻ non tháng. Nằm trong bụng mẹ suốt 40 tuần, thai nhi luôn được ấm áp với thân nhiệt của mẹ khoảng 37,50C – 380C, khi chào đời trẻ rất dễ bị lạnh nếu không được chăm sóc đúng cách như lau khô ngay, mặc áo, quấn khăn, đội mũ hoặc đặt da kề da với mẹ. Trẻ sơ sinh nếu để trần truồng trong phòng với nhiệt độ 230C thì sẽ bị lạnh như một người lớn trần trụi trong phòng 00C.
Sau khi sinh nếu trẻ đủ tháng đã được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,50C – 37,50C. Nếu trẻ được mặc quần áo, mang bao tay, mang vớ chân, đội mũ và đắp chăn thì có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 250C – 280C. Ở nhiệt độ này đối với người lớn, nhất là người mập mạp thì có khi là còn nóng bức nhưng đối với trẻ là lạnh và phải mặc đủ như đã nói. Vì thế, người lớn không nên quyết định nhiệt độ trong phòng có trẻ mới sinh theo sự thoải mái của họ.
Có 4 cách làm trẻ bị lạnh đó là:
1) Ở trong phòng lạnh < 260C.
2) Ở chỗ có gió lùa (quạt máy, hơi lạnh thổi ra từ máy điều hòa).
3) Nằm trên mặt phẳng lạnh.
4) Bị ướt.
Do đó trẻ đủ tháng có thể nằm trong phòng nhiệt độ từ 260C – 280C với các điều kiện sau:
- Mặc áo, quấn tả, mặc quần dài, mang găng tay, mang vớ chân, đội mũ.
- Đắp mền nhẹ, ấm.
- Thay tả khi trẻ bị ướt.
- Không nằm ngay nơi hơi lạnh được thổi ra từ máy điều hòa.
- Không để quạt máy trong phòng có máy điều hòa.
- Phòng phải thoáng, sạch, không được để quá nhiều đồ vật trong phòng (dễ phát sinh nấm mốc).
- Không được có quá nhiều người trong phòng (dễ lây lan các bệnh lây truyền qua đường hô hấp).
- Cho trẻ bú đầy đủ.
Trẻ nhỏ đôi khi có biểu hiện biếng ăn và kén ăn. Thực tế có khoảng 25% đến 35% trẻ ở lứa tuổi chập chững biết đi và lứa tuổi mẫu giáo được cha mẹ cho là kén ăn hoặc khảnh ăn. Tuy nhiên, đa số những trẻ này đều có cảm giác ngon miệng phù hợp với lứa tuổi và đều phát triển bình thường. Vì vậy cần giúp gia đình và người chăm sóc trẻ thực hành cho trẻ ăn hiệu quả.
Ăn bổ sung (hay chúng ta thường gọi là ăn dặm) là cho trẻ ăn thêm các thức ăn giàu năng lượng và chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ dưới dạng mềm hoặc đặc.
Giai đoạn ăn bổ sung là giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi. Ngoài bú mẹ trẻ cần ăn bổ sung.
Từ 6 tháng tuổi trở đi, mặc dù sữa mẹ vẫn đóng vai trò rất quan trọng cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ, nhưng không thể đáp ứng đủ tổng mức năng lượng cần cho sự phát triển của trẻ, vì vậy ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung.
- Nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo
- Được hấp thu dễ, sử dụng có hiệu quả cao.
- Bảo vệ trẻ chống lại nhễm khuẩn.
- Giúp trẻ thông minh hơn so với ăn bằng sữa nhân tạo.
- Chi phí its tốn kém hơn nuôi trẻ ăn bằng sữa nhân tạo.
Nhiều bé sinh non vì nhiều lý do, thế nhưng sau khi sinh ra các bé đều phải bắt đầu một cuộc chiến mới, cuộc chiến này có khi sẽ rất nhẹ nhàng có khi cũng rất khốc liệt tùy vào tuổi thai và những vấn đề đi kèm của bé để giành lấy sự sống cho mình.
Đối với các trường hợp sinh non, sữa mẹ là nguồn thức ăn và cũng được xem như là liều thuốc để giúp các bé này có thể vượt qua được các biến chứng của trẻ sinh non như: viêm phổi, viêm ruột, thủng tạng rỗng, nhiễm trùng huyết…
Bà mẹ khi mang t hai phải được ăn uống đầy đủ để tránh tình trạng suy dinh dưỡng bào thai và chuẩn bị có đủ sữa cho trẻ ngay từ những ngày đầu tiên