Xỏ lỗ tai cho bé gái tại Bệnh viện Từ Dũ
Để đáp ứng nhu cầu “làm điệu” cho công chúa nhỏ mới chào đời, bệnh viện Từ Dũ đã tổ chức xỏ lỗ tai tại viện cho các bé gái sơ sinh khi mẹ bé có yêu cầu. Việc xỏ lỗ tai cho các bé gái được thực hiện ở hầu hết tất cả các khoa hậu sản và hậu phẫu tại bệnh viện. Khi mẹ muốn công chúa của mình được các cô nữ hộ sinh xỏ lỗ tai thì các mẹ sẽ đăng ký vào “PHIẾU ĐĂNG KÝ XỎ LỖ TAI CHO BÉ THEO YÊU CẦU” tại phòng trực của khoa.
Sau khi nhận được yêu cầu của các bà mẹ, các cô nữ hộ sinh tại khoa sẽ tổ chức buổi xỏ lỗ tai tập trung cho các bé mỗi ngày vào buổi sáng hoặc buổi chiều tùy theo sắp xếp của khoa phòng.
Tất cả dụng cụ xỏ lỗ tai cho bé đều được tiệt trùng theo quy định và mỗi bé sẽ được sử dụng riêng một gói xỏ lỗ tai đã được tiệt trùng.
Khay dụng cụ đã tiệt trùng chuẩn bị xỏ lỗ tai cho bé
Bé gái sau sinh ngày thứ 2 đã có thể đăng ký xỏ lỗ tai. Sau khi các thủ tục đã đăng ký xong, người nhà sẽ bế bé vào phòng xỏ lỗ tai, các cô nữ hộ sinh sẽ sát trùng vị trí xỏ 2 bên tai của bé bằng cồn và sau đó các cô sẽ xỏ theo quy trình đã được duyệt.
Quá trình xỏ lỗ tai được các cô thực hiện rất chuyên nghiệp nên các bé sẽ không đau và không khóc, thỉnh thoảng có những bé chỉ khóc một xíu sau khi các cô đã xỏ xong.
Một bé gái đã xỏ lỗ tai xong
Việc theo dõi và chăm sóc sau xỏ lỗ tai tại nhà cũng rất đơn giản, mẹ sẽ dùng tăm bông thấm dầu mù u bôi vào mặt trước và sau vị trí xỏ cho bé mỗi ngày 2 lần sáng và tối, đồng thời kéo nhẹ sợi chỉ qua lại để sợi chỉ không dính chặt vào tai bé. Sau 2- 4 tuần mẹ có thể cắt chỉ và thay bằng những hoa tai xinh xắn cho bé.
Hầu hết các bé sau khi xỏ lỗ tai đều lành tốt, rất hiếm những bé bị nhiễm trùng hay dị ứng chỉ. Nếu thấy bé có các dấu hiệu như: đỏ - đau – sưng – chảy mủ hoặc rỉ dịch vàng ở vị trí được xỏ thì các mẹ đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế gần nhà hoặc đến bệnh viện Từ Dũ để được kiểm tra.
Link video trên kênh Youtube Bệnh viện Từ Dũ: https://bitly.com.vn/wNUvP
Phòng Công tác xã hội – Bệnh viện Từ Dũ.
Trẻ nhỏ đôi khi có biểu hiện biếng ăn và kén ăn. Thực tế có khoảng 25% đến 35% trẻ ở lứa tuổi chập chững biết đi và lứa tuổi mẫu giáo được cha mẹ cho là kén ăn hoặc khảnh ăn. Tuy nhiên, đa số những trẻ này đều có cảm giác ngon miệng phù hợp với lứa tuổi và đều phát triển bình thường. Vì vậy cần giúp gia đình và người chăm sóc trẻ thực hành cho trẻ ăn hiệu quả.
- Nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo
- Được hấp thu dễ, sử dụng có hiệu quả cao.
- Bảo vệ trẻ chống lại nhễm khuẩn.
- Giúp trẻ thông minh hơn so với ăn bằng sữa nhân tạo.
- Chi phí its tốn kém hơn nuôi trẻ ăn bằng sữa nhân tạo.
Nhiều bé sinh non vì nhiều lý do, thế nhưng sau khi sinh ra các bé đều phải bắt đầu một cuộc chiến mới, cuộc chiến này có khi sẽ rất nhẹ nhàng có khi cũng rất khốc liệt tùy vào tuổi thai và những vấn đề đi kèm của bé để giành lấy sự sống cho mình.
Đối với các trường hợp sinh non, sữa mẹ là nguồn thức ăn và cũng được xem như là liều thuốc để giúp các bé này có thể vượt qua được các biến chứng của trẻ sinh non như: viêm phổi, viêm ruột, thủng tạng rỗng, nhiễm trùng huyết…
Bà mẹ khi mang t hai phải được ăn uống đầy đủ để tránh tình trạng suy dinh dưỡng bào thai và chuẩn bị có đủ sữa cho trẻ ngay từ những ngày đầu tiên