Loãng xương sau mãn kinh
Loãng xương là một rối loạn phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng giảm mật độ xương kèm mất xương, suy giảm cấu trúc vi thể và chất lượng xương, hậu quả là tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh tiến triển âm thầm cho đến khi biến cố gãy xương xảy ra. Thống kê cho thấy, khoảng 71% phụ nữ trên 50 tuổi bị gãy xương do loãng xương. Sàng lọc và đánh giá nguy cơ giúp tiên lượng biến cố gãy xương trên các đối tượng loãng xương. Sử dụng thuốc giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình mất xương.
Tại Hoa kỳ, thống kê cho thấy 50% phụ nữ trên 50 tuổi sẽ bị gãy xương do loãng xương. Những phụ nữ sau mãn kinh đã từng gãy xương có nguy cơ gãy xương khác trong vòng 1-2 năm. Tuy nhiên, chỉ 24% phụ nữ trên 60 tuổi bị loãng xương được điều trị trong năm đầu tiên sau gãy xương.
Đối tượng trị liệu
Trước khi khởi trị với thuốc trị, đánh giá nguyên nhân thứ phát gây mất xương (điểm thực hành tốt).
Dùng thuốc trị loãng xương trên bệnh nhân có nguy cơ cao gãy xương (khuyến cáo mạnh, mức độ bằng chứng cao).
Chọn lựa thuốc điều trị
Bisphosphonate nên được khởi trị cho hầu hết các trường hợp có nguy cơ gãy xương (khuyến cáo mạnh, mức độ bằng chứng cao).
Ngừng bisphosphonate đường uống trên bệnh nhân có nguy cơ thấp đến trung bình đã điều trị ổn định trong vòng 5 năm và acid zoledronic đường tiêm trong vòng 3 năm. Bệnh nhân có nguy cơ cao nên điều trị kéo dài 10 năm với thuốc đường uống và 6 năm với thuốc tiêm acid zoledronic (khuyến cáo có điều kiện, mức độ bằng chứng thấp).
Denosumab tiêm dưới da mỗi 6 tháng được khuyến cáo khởi trị cho những bệnh nhân mãn kinh có nguy cơ gãy xương và phù hợp khi tiêm dưới da mỗi 6 tháng (khuyến cáo mạnh, mức độ bằng chứng cao).
Bệnh nhân ngưng điều trị với denosumab nên chuyển sang một thuốc chống tiêu xương khác (điểm thực hành tốt).
Raloxifene nên sử dụng cho những trường hợp mãn kinh có nguy cơ gãy đốt sống và ung thư vú kèm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch thấp và không có triệu chứng vận mạch đáng kể (khuyến cáo có điều kiện, mức độ bằng chứng cao).
Nhóm thuốc |
Hoạt chất |
Chỉ định |
Giảm nguy cơ gãy xương đã được chứng minh |
Nhóm thuốc chống hủy xương |
|||
Bisphosphonate |
Alendronate (Uống) Risedronate (Uống) Acid zoledronic (Tiêm tĩnh mạch) |
Dự phòng và điều trị |
Xương đốt sống Xương ngoài đốt sống Xương hông |
Ibandronate (Uống) |
Dự phòng và điều trị |
Xương đốt sống |
|
Ibandronate (Tiêm) |
Điều trị |
||
Kháng thể đơn dòng tác động trúng đích (ức chế RANKL) |
Denosumab (Tiêm dưới da) |
Dự phòng và điều trị |
Xương đốt sống Xương ngoài đốt sống Xương hông |
Điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen |
Raloxifene (PO) |
Dự phòng và điều trị ở những bệnh nhân có nguy cơ ung thư vú |
Xương đốt sống |
Liệu pháp hormone |
Estrogen kết hợp progestogen hoặc không |
Dự phòng |
Xương đốt sống Xương ngoài đốt sống Xương hông |
Estrogen kết hợp bazedoxifene (PO) |
Dự phòng |
Chưa rõ |
|
Calcitonin |
Calcitonin cá hồi (xịt mũi hoặc tiêm dưới da) |
Điều trị |
Xương đốt sống |
Nhóm thuốc tăng đồng hóa |
|||
Chất tương tự hormone cận giáp (PTH) |
Abaloparatide (Tiêm dưới da) |
Điều trị trên bệnh nhân có nguy cơ gãy xương rất cao |
Xương đốt sống Xương ngoài đốt sống |
Ức chế gắn Sclerostin |
Romosozumab (Tiêm dưới da) |
Xương đốt sống Xương ngoài đốt sống Xương hông |
Các chất tương tự hormone cận giáp như teriparatide và abaloparatide cần được sử dụng đến 2 năm trên bệnh nhân có nguy cơ gãy xương rất cao hoặc gãy xương tái diễn hoặc mất xương trầm trọng kể cả khi đang điều trị với thuốc chống tiêu xương (khuyến cáo mạnh, mức độ bằng chứng cao).
Romosozumab với cơ chế ức chế sclerostin, nên được dùng đến 1 năm trên bệnh nhân không có nguy cơ tim mạch hoặc đột quỵ kèm nguy cơ gãy xương rất cao hoặc các điều trị khác không hiệu quả (khuyến cáo mạnh, mức độ bằng chứng trung bình).
Theo dõi điều trị
Tùy thuộc vào diễn tiến lâm sàng, khuyến cáo đo mật độ xương (phương pháp DXA) mỗi 1-3 năm trong thời gian điều trị cho đến khi ổn định (khuyến cáo có điều kiện, mức độ bằng chứng trung bình).
Điều trị không dùng thuốc
Tư vấn bệnh nhân đang điều trị với thuốc hoặc không dung nạp thuốc nên bổ sung calci và vitamin D bằng chế độ ăn (ưu tiên) hoặc thực phẩm chức năng.
Tài liệu tham khảo
ACOG Clinical Practice Guideline No. 2: Management of Postmenopausal Osteoporosis: Correction. Obstetrics & Gynecology: July 2022 - Volume 140 - Issue 1 - p 138 doi: 10.1097/AOG.0000000000004855
ThS.DS. Đào Thị Hoàng Thu
Khoa Dược – Bệnh viện Từ Dũ
Xuất huyết âm đạo sau mãn kinh có thể là dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung. Đôi khi triệu chứng xuất huyết có vẻ không nghiêm trọng, tuy vậy bạn không nên bỏ qua nó mà phải đến ngay cơ cở y tế để được kiểm tra.
Sa tạng chậu là tình trạng tử cung hoặc bàng quang, trực tràng sa từng cơ quan riêng biệt hoặc đồng loạt vào trong âm đạo, đây là hậu quả của việc suy yếu các cơ nâng đỡ tại sàn chậu.
Tiến sĩ Helena Harder và các đồng nghiệp đã công bố kết quả cuộc khảo sát do họ tiến hành trên hàng ngàn phụ nữ sau mãn kinh vào tháng 7 vừa qua trên trang Menopause, Anh Quốc. Kết quả cho thấy chỉ 6% phụ nữ lớn tuổi tìm kiếm sự giúp đỡ y tế về những rối loạn chức năng tình dục, đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm về mặt xã hội.
Chắc hẳn chị em nào khi nghe đến mãn kinh đều sẽ rất lo lắng! Lo đủ thứ: lo già, lo xấu, lo bệnh! Nhưng bạn à mãn kinh là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa và sớm hay muộn thì nó cũng đến!