Vấn đề sử dụng mảnh ghép trong điều trị sa tạng vùng chậu (sa sinh dục)
Sa tạng chậu là tình trạng tử cung hoặc bàng quang, trực tràng sa từng cơ quan riêng biệt hoặc đồng loạt vào trong âm đạo, đây là hậu quả của việc suy yếu các cơ nâng đỡ tại sàn chậu.
Hậu quả do sa các cơ quan này ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ, khiến họ e ngại khi tham gia các hoạt động xã hội do khối sa đau, loét, trầy xướt, khó đi tiêu, tiểu hay bị són tiểu khi hắt hơi, ho, gắng sức. Để giải quyết các vấn đề trên y học có thể can thiệp bằng nhiều phương pháp như thay đổi lối sống, vật lý trị liệu, sử dụng các phương tiện nâng đỡ trong âm đạo (ví dụ sử dụng vòng nâng) hoặc phẫu thuật.
Phẫu thuật là biện pháp sau cùng, được thực hiện khi đã thất bại với các phương pháp điều trị sa tạng chậu khác, sa tạng độ 3-4.
Có nhiều phương pháp để can thiệp phẫu thuật trong điều trị. Không có phương pháp phẫu thuật nào được gọi là tốt nhất cho tất cả mọi bệnh nhân mà cần phải cá thể hóa theo các yếu tố: mức độ bệnh, tuổi tác, tiền căn bệnh lý, mong muốn của người bệnh cũng như về sự sẵn có của các phương tiện kĩ thuật tại cơ sở y tế. Cách tranh luận y học về việc phẫu thuật cắt tử cung hay sử dụng các phương tiện sửa chữa lại tình trạng sa của các tạng này vẫn là một vấn đề nổi bật.
Ngày 20 tháng 12 năm 2019, tại bệnh viện Từ Dũ, hội thảo về việc sử dụng mảnh ghép trong điều trị sa tạng vùng chậu được tổ chức với sự tham dự của 80 bác sĩ đến từ nhiều tỉnh trong cả nước. Hội nghị chú trọng về các khuyến cáo về sử dụng lưới (mảnh ghép tổng hợp),các tranh cãi về thuận lợi và nguy cơ khi sử dụng mảnh ghép trong điều trị sa tạng chậu. Các báo cáo viên đã nêu rõ ưu và nhược điểm của việc sử dụng mảnh ghép khi đặt qua ngả âm đạo hay qua nội soi. Trong đó đặc biệt lưu ý đến kỹ năng và kinh nghiệm của phẫu thuật viên khi thực hiện các phẫu thuật.
Trong khuôn khổ của chương trình, các báo cáo về kinh nghiệm sử dụng lưới cũng như kinh nghiệm về điều trị táo bón ở phụ nữ cũng được thảo luận. Các đồng nghiệp đến từ bệnh viện Bình Dân, bệnh viện Triều An, bệnh viện Từ Dũ cũng cho thấy một trong các biến chứng bất lợi của mảnh ghép là lộ ghép, sói mòn âm đạo chiếm tỉ lệ không cao trong các trường hợp đã được thực hiện tại các cơ sở y tế này. Điều này cho thấy sử dụng mảnh ghép trong điều trị sa tạng vùng chậu là một lựa chọn có giá trị, đặc biệt khi được thực hiện bởi các phẫu thuật viên được đào tạo căn bản và trải qua quá trình thực hành để đạt được những kinh nghiệm cần thiết và lựa chọn lưới có thiết kế phù hợp
Trong thời gian qua, bệnh viện Từ Dũ đã điều trị cho nhiều phụ nữ bị sa sinh dục (tên gọi thông thường chỉ sa bàng quang, tử cung hay trực tràng). Tuy vậy, vẫn có nhiều phụ nữ, đặc biệt những người lớn tuổi đến khám trong tình trạng sa nặng, có biến chứng viêm loét nặng… Điều này đặt ra vai trò truyền thông về sa tạng chậu cho người dân để tránh được tâm lý ngại ngùng, mắc cỡ, âm thầm chịu đựng các bất lợi do bệnh gây ra.
Để có thể được khám và điều trị sa tạng vùng chậu, phụ nữ có thể liên hệ Đơn vị Niệu Phụ Khoa – Bệnh viện Từ Dũ, 191 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP HCM.
BS CK2 Lê Ngọc Diệp.
Tại Hoa kỳ, thống kê cho thấy 50% phụ nữ trên 50 tuổi sẽ bị gãy xương do loãng xương
Xuất huyết âm đạo sau mãn kinh có thể là dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung. Đôi khi triệu chứng xuất huyết có vẻ không nghiêm trọng, tuy vậy bạn không nên bỏ qua nó mà phải đến ngay cơ cở y tế để được kiểm tra.
Tiến sĩ Helena Harder và các đồng nghiệp đã công bố kết quả cuộc khảo sát do họ tiến hành trên hàng ngàn phụ nữ sau mãn kinh vào tháng 7 vừa qua trên trang Menopause, Anh Quốc. Kết quả cho thấy chỉ 6% phụ nữ lớn tuổi tìm kiếm sự giúp đỡ y tế về những rối loạn chức năng tình dục, đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm về mặt xã hội.
Chắc hẳn chị em nào khi nghe đến mãn kinh đều sẽ rất lo lắng! Lo đủ thứ: lo già, lo xấu, lo bệnh! Nhưng bạn à mãn kinh là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa và sớm hay muộn thì nó cũng đến!