Chăm sóc vệ sinh, dinh dưỡng, vận động hậu phẫu mổ lấy thai
Vệ sinh
Vệ sinh cá nhân:
– Tắm sạch toàn thân bằng nước ấm và xà phòng mỗi ngày.
– Tắm nhanh, lau khô, mặc quần áo thoải mái.
Vệ sinh rang miệng mỗi ngày.
– Đối với vùng sinh dục: Vệ sinh thường xuyên sau lần tiêu/ tiểu.
– Mặc quần lót, mang băng vệ sinh (BVS) và thay băng mỗi 3 – 4 giờ 1 lần.
– Uống nước ấm và tập tiểu sớm sau mổ lấy thai (đối với sản phụ không có lưu sonde tiểu). Nếu tiểu khó, lắt nhẳ, gắt buốt, … cần báo cho nhân viên y tế (NVYT).
Lưu ý: Báo ngay cho NVYT nếu huyết âm đạo có màu đỏ tươi hoặc trong vòng 1 giờ thấm ướt 2 – 3 miếng BVS dày.
Vệ sinh vết mổ:
– Nguyên tắc: giữ vết mổ (VM) khô và sạch.
– Tắm rửa vệ sinh cơ thể sạch bằng xà phòng mỗi ngày sau khi tháo băng VM. Tránh chà sát xà phòng trực tiếp lên VM.
– Không băng vết mổ hoặc bôi thuốc, dung dịch nào khác lên vết mổ sau khi NVYT đã tháo băng trừ khi có chỉ định của BS.
Lưu ý: sau xuất viện nếu VM rỉ dịch, sưng – nóng – đỏ – đau, có mủ, có mùi hôi, … thì cần khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất.
Dinh dưỡng
– Sau mổ 6 giờ sản phụ có thể ăn cháo, uống nước ấm. Trừ trường hợp có chỉ định nhịn ăn uống từ BS.
– Nguyên tắc: ăn từ lỏng đến đặc, ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem à Để hồi phục sức khỏe, lành VM tốt hơn và cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo sữa.
– Ăn chín, uống sôi, sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh.
– Không nên ăn quá mặn, quá ngọt, tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, chất kích thích, …
– Sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng cần có chỉ định của BS chuyên khoa.
Lưu ý: đối với các sản phụ có bệnh lý cần tuân thủ chế độ ăn của BV.
Vận động
– Nên vận động sớm (sau mổ 6 giờ) phòng ngừa dính ruột, liệt ruột, ứ sản dịch, … sản phụ có thể xoay trở tại giường, đi lại nhẹ nhàng, vận động vừa sức với sự hỗ trợ của người thân.
– Từ hậu phẫu ngày 2 trở đi sản phụ nên tích cực vận động đi lại, tập các động tác thể dục nhẹ nhàng vừa sức như: vươn vai, xoay cổ, xoay hông, đi bộ, …
– Những sản phụ sau MLT có ống dẫn lưu, ống thông tiểu, đang truyền dịch, … vẫn nên vận động sớm tránh nằm lâu.
“Xuống sữa” là hiện tượng sữa chảy ra từ vú. Đó là một phản xạ bình thường xảy ra khi các dây thần kinh ở vú của bạn bị kích thích, thường là do bé bú. Là một phản xạ bình thường khi bé ngậm vú của bạn, nhưng nó cũng có thể diễn ra trước khi bé ngậm vú như khi bạn nghe thấy tiếng con khóc hoặc đến cử bú nhưng chưa thế cho bé bú. Điều này tạo ra một chuỗi các sự kiện trong cơ thể và các hormone được giải phóng vào máu của bạn.
Rối loạn chức năng sàn chậu là những tác động được gây ra bởi sức nặng khi mang thai và áp lực căng giãn của cuộc sinh khiến chức năng cơ sàn chậu của người phụ nữ không thể hoạt động bình thường ngay từ trong thai kỳ đến sau sinh và cả sau này.
Rối loạn chức năng sàn chậu ở phụ nữ sau sinh là một vấn đề rất hay gặp.
Dinh dưỡng, vệ sinh, vận động, nuôi con bằng sữa mẹ,...
Chăm sóc vết mổ lấy thai là phần quan trọng trong quá trình hồi phục của sản phụ sau sinh mổ. Việc chăm sóc tốt vết mổ sẽ giúp nhanh lành vết thương, giảm đau và quan trọng là phòng tránh được nguy cơ nhiễm trùng.
Hậu sản là khoảng thời gian kéo dài 6 tuần sau sanh, đây là khoảng thời gian mà cơ thể người mẹ sẽ dần trở về trạng thái bình thường như trước khi sanh, đặc biệt là cơ quan sinh dục