Hướng dẫn chăm sóc vết mổ sau mổ lấy thai
Chăm sóc vết mổ lấy thai là phần quan trọng trong quá trình hồi phục của sản phụ sau sinh mổ. Việc chăm sóc tốt vết mổ sẽ giúp nhanh lành vết thương, giảm đau và quan trọng là phòng tránh được nguy cơ nhiễm trùng.
Mục tiêu thay băng – chăm sóc vết mổ:
– Ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn từ môi trường.
– Che chở hạn chế sự tổn thương thêm cho vết thương.
– Thấm hút chất bài tiết, giữ vết thương sạch, giúp khô vết thương.
Chăm sóc vết mổ tại bệnh viện:
– Ngày 1 – 2: Chỉ thay băng khi băng vết mổ bị thấm máu/ dịch, bị nhiễm bẩn hoặc khi cần mở kiểm tra vết mổ.
– Ngày 3 – 5: Kiểm tra vết mổ. Vết mổ được tháo băng, rửa vết mổ, sau đó vết mổ sẽ được để thoáng không băng ký lại cho đến ngày cắt chỉ (chỉ băng lại khi vết mổ còn chảy máu, chảy dịch).
Những điều bạn cần lưu ý sau khi thay băng:
– Luôn rửa tay trước và sau khi chạm vào vết thương.
– Nhẹ nhàng làm sạch và làm khô vết thương mỗi ngày.
– Tắm bằng vòi hoa sen tốt hơn là tắm bồn. Không chà sát xà phòng, sữa tắm trực tiếp lên vết thương đang lành.
– Thấm khô vết thương bằng một chiếc khăn sạch hoặc một miếng khăn giấy sạch chỉ dùng cho mục đích này.
– Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái tránh cọ sát vào vết thương. Chất liệu quần lót nên là cotton, đặc biệt không để quần lót đè lên vết thương để hạn chế nguy cơ chèn ép và nhiễm trùng.
– Theo dõi để phát hiện sớm các dầu hiệu nhiễm trùng.
– Nếu vết mổ của bnaj được may bằng chỉ không tự tiêu thường sẽ cắt chỉ sau 5 đến 7 ngày. Bạn có thể đến các cơ sở y tế gần nhất để được cắt chỉ. Thời gian cắt chỉ vết mổ phụ thuốc vào nhiều yếu tố: bệnh lý nội khoa kèm theo, số lần phầu thuật trước đó, …à Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn cụ thể hơn.
Những dấu hiệu bất thường cần lưu ý:
– Bạn bị đau ở vết thương hoặc tử cung nhiều hơn.
– Vết thương của bạn đỏ, sưng hoặc nóng tại chân chỉ hoặc ngay vết mổ.
– Vết thương của bạn chảy mủ hoặc chảy dịch màu vàng.
– Vết thương của bạn có vẻ như bị hở.
– Dịch âm đạo của bạn có mùi khó chịu.
– Bạn đang cảm thấy sốt hoặc có nhiệt độ cao.
– Khi bạn có một trong các dầu hiệu trẻn, bạn nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa sản phụ để được thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.
Các yếu tô khác ảnh hưởng đến chăm sóc vết mổ:
– Không nhấc bất cứ thứ gì nặng hơn em bé của bạn trong sáu tuần.
– Ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước để tránh táo bón và giúp quá trình vết thương diễn ra thuần lợi hơn.
– Không tự laasi xe trong sáu tuần.
– Nghỉ ngơi khi có thể.
– Nâng đỡ, giữ vết thương khi ho, cười hoặc cử động đột ngột.
Nguồn tài liệu tham khảo:
Kỹ thuật điều dưỡng 2021 – Bệnh viện Từ Dũ: Thay băng vết thương sạch (trang 82).
Hướng dẫn phòng ngừa và kiểm soát nhiềm khuẩn vết mổ (hoidieuduong.org.vn)
http://familyhospital.vn/dieu-tri-va-cham-soc-benh-nhan-mo-lay-thai-lan-dau
“Xuống sữa” là hiện tượng sữa chảy ra từ vú. Đó là một phản xạ bình thường xảy ra khi các dây thần kinh ở vú của bạn bị kích thích, thường là do bé bú. Là một phản xạ bình thường khi bé ngậm vú của bạn, nhưng nó cũng có thể diễn ra trước khi bé ngậm vú như khi bạn nghe thấy tiếng con khóc hoặc đến cử bú nhưng chưa thế cho bé bú. Điều này tạo ra một chuỗi các sự kiện trong cơ thể và các hormone được giải phóng vào máu của bạn.
Rối loạn chức năng sàn chậu là những tác động được gây ra bởi sức nặng khi mang thai và áp lực căng giãn của cuộc sinh khiến chức năng cơ sàn chậu của người phụ nữ không thể hoạt động bình thường ngay từ trong thai kỳ đến sau sinh và cả sau này.
Rối loạn chức năng sàn chậu ở phụ nữ sau sinh là một vấn đề rất hay gặp.
Vệ sinh, dinh dưỡng, vận động
Dinh dưỡng, vệ sinh, vận động, nuôi con bằng sữa mẹ,...
Hậu sản là khoảng thời gian kéo dài 6 tuần sau sanh, đây là khoảng thời gian mà cơ thể người mẹ sẽ dần trở về trạng thái bình thường như trước khi sanh, đặc biệt là cơ quan sinh dục