7 lưu ý khi dùng thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất cho mẹ bầu
1. Chỉ sử dụng thuốc bổ khi cần thiết:
Nên ăn uống đúng và đủ chất vì trong thực phẩm có sẵn nhiều vitamin hỗ trợ và bù trừ lẫn nhau một cách tự nhiên. Do đó, chỉ nên sử dụng thuốc bổ khi cần thiết.
2. Không sử dụng quá lâu một loại vitamin:
Trong quá trình mang thai, tất cả các loại vitamin đều quan trọng đối với mẹ bầu. Do đó, phụ nữ mang thai không nên dùng quá lâu 1 loại vitamin, vì nếu dùng lâu ở liều bình thường cũng có thể gây thiếu các vitamin khác.
3. Lưu ý khi sử dụng Vitamin C:
Vitamin C khi dùng thường xuyên, đặc biệt ở liều cao (trên 1 gram/ngày) có thể gây kích thích dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, loét đường tiêu hóa, sỏi thận.
4. Lưu ý khi sử dụng Vitamin A:
Đối với phụ nữ mang thai, Vitamin A không sử dụng quá 10.000 UI/ngày.

5. Đồ ăn thức, uống không nên dùng chung:
- Thuốc chứa sắt với trà, cà phê, trứng, sữa: làm giảm hấp thu sắt.
- Thuốc chứa canxi với nhiều loại rau có oxalat (cải bó xôi): làm giảm hấp thu canxi.
6. Thuốc cần tránh kết hợp với nhau:
- Canxi + Sắt: làm giảm hấp thu sắt. Sắt là dưỡng chất rất khó hấp thu và canxi làm giảm tiến trình này. Do đó, các mẹ bầu không nên uống chung thuốc sắt và canxi.
- Thuốc chứa sắt + Thuốc chống loét dạ dày: giảm hấp thu sắt.
- Thuốc chứa sắt + Doxycylin, Quinolon: giảm hấp thu do tạo phức.
- Magie-Vitamin B6 + Muối phosphat, Canxi: ức chế hấp thu magnesi tại ruột non.
Những thuốc nêu trên khi kết hợp với nhau cần uống cách nhau ít nhất 2 giờ. |
7. Thời điểm uống thuốc:
- Các thuốc nên uống vào bữa ăn: viên đa sinh tố kết hợp với khoáng chất.
- Các thuốc nên uống cách xa bữa ăn (1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn): thuốc chứa sắt, magie-vitamin B6.
(TH – trích dẫn tài liệu Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý – BV Từ Dũ)
Khâu vòng cổ tử cung (cervical cerclage) là một thủ thuật y tế được thực hiện để ngăn ngừa sinh non do hở eo tử cung. Thủ thuật này thường được thực hiện trong khoảng tuần thứ 14 đến 18 của thai kỳ và tháo bỏ khi thai nhi khoảng 37 tuần tuổi.
Mạch máu tiền đạo là một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng trong thai kỳ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Vậy với tình trạng này, liệu sản phụ có thể sinh thường được không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết.
Chảy máu âm đạo khi mang thai là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Thông thường, đây không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn nên đi khám để kiểm tra vì chảy máu đôi khi có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.
Nếu bạn bị chảy máu trong khi mang thai, có thể do nhiều nguyên nhân. Điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân để bảo vệ sức khỏe của bạn và em bé.
Tiêm ngừa cúm là biện pháp an toàn và hiệu quả giúp mẹ bầu:
✔ Giảm nguy cơ mắc cúm và biến chứng do cúm
✔ Bảo vệ sức khỏe thai nhi ngay từ trong bụng mẹ
✔ Hạn chế lây nhiễm cho trẻ sơ sinh sau khi chào đời
Non-Stress Test (NST) là một xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi trong những tuần cuối thai kỳ. Bằng cách theo dõi nhịp tim thai và sự phản ứng của thai nhi khi cử động, NST giúp xác định thai nhi có nhận đủ oxy hay không và có dấu hiệu nào của suy thai không.
Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đòi hỏi nhiều sự quan tâm và chăm sóc. Một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ mang thai là thiếu máu thiếu sắt. Vậy thiếu máu thiếu sắt khi mang thai là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé? Cùng tìm hiểu nhé!