Chuột rút khi mang thai: nguyên nhân, phòng ngừa và khắc phục

Chuột rút (vọp bẻ) là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Chuột rút thường xảy ra ở chân, đùi, bàn chân, bàn tay hoặc cơ bụng do các cơ co thắt đột ngột, khiến các bộ phận này của các mẹ bầu rất đau nhức, không thể cử động.
Chuột rút có thể bắt đầu gây khó chịu từ tháng thứ ba của thai kỳ và các cơn đau ngày càng xuất hiện thường xuyên khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này xảy ra cả ban ngày và trầm trọng hơn vào ban đêm, ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của thai phụ, nhưng không để lại hậu quả gì cho mẹ và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.
Tuy nhiên nếu thai phụ bị chuột rút kèm theo các triệu chứng như ra máu, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng hoặc đau dữ đội ở phần bị đau, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây chuột rút
Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về nguyên nhân vì sao phụ nữ thường bị chuột rút trong quá trình mang thai. Trong lĩnh vực sản khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai được các bác sĩ đã chỉ ra như:
- Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng tăng trong thai kỳ, gây áp lục nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân;
- Tử cung ngày càng to làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim và các dây thần kinh từ tủy sống đến chân các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép gây cảm giác nặng nề, khó chịu;
- Mất nước khiến cơ thể bị rối loại điện giải gây ra tình trạng chuột rút.
- Thiếu canxi, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để có thể đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi. Khi lượng canxi không được cung ứng đầy đủ, cơ thể của mẹ bầu sẽ tự “rút” canxi để truyền cho bé.

Triệu chứng cần lưu ý trong thai kỳ đối với các cơn đau có thể gây lầm với chuột rút ở cơ bụng:
- Trong một giờ có hơn 6 cơn co thắt, là dấu hiệu cần cảnh giác.
- Các cơn đau không giảm dần theo thời gian.
- Xuất hiện đồng thời với cơn chóng mặt, choáng váng hoặc chảy máu là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Ngoài ra chảy máu cũng có thể là triệu chứng của nhau tiền đạo hoặc sẩy thai.
- Cần thận trọng với bất kỳ các cơn co thắt nào xảy ra liên tục khi đang mang thai, có tiền sử sinh non, thai ngoài tử cung hoặc cổ tử cung ngắn.
- Co thắt đi kèm với đau bụng dữ đội và buồn nôn hoặc sốt, rất có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa, sỏi thận hoặc túi mật.
Phòng ngừa
1- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Mẹ bầu làm việc tại văn phòng tranh thủ thời gian co duỗi bắp chân và vận động hai
chân sau mỗi giờ làm việc.
2- Tránh làm việc mệt nhọc. Duy trì thói quen vận động nhịp nhàng và điều độ.
3- Tập thể dục khi mang thai với các bài tập nhẹ như yoga, đi bơi, đi bộ,… giúp lượng máu và quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ diễn ra thuận lợi hơn.
4- Thực hiện các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng từ vùng đùi đến bắp chân, bàn chân và các ngón chân để làm tăng quá trình lưu thông máu.
5- Gác chân lên gối cao (mềm) khi nằm ngủ. Nên nằm nghiêng bên trái để máu lưu thông khắp cơ thể, đặc biệt là vùng bắp chân.
6- Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể theo từng giai đoạn của thai kỳ, từ 800- 1500mg canxi nguyên tố/ngày.
Cách khắc phục tình trạng chuột rút
- Trong thực đơn hàng ngày, các mẹ bầu cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu kali, magiê, đặc biệt là canxi (thịt,cá, trứng, rau - củ - quả, đặc biệt là chuối, nho khô, lê…).
- Uống nhiều nước, tốt nhất nên bổ sung mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước để hạn chế tình trạng mất nước.
- Nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Luôn để tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
- Tắm bằng nước ấm. Ngâm chân trong nước nóng được pha với ít muối và gừng để tránh bị chuột rút vào ban đêm.
- Khi nhận thấy bất cứ nghi ngại gì về dấu hiệu chuột rút trong lúc mang thai với cơn đau tiếp diễn kèm theo đau và sưng chân, chạm vào có cảm giác nóng xung quanh, cần đến ngay các cơ sở y tế để được sự trợ giúp kịp thời của các y – bác sĩ nguy cơ bị đông máu thay vì chuột rút. Riêng trong trường hợp chuột rút ở bụng cần chú ý vì có khả năng sẩy thai.
Theo
American pregnancy Association
Hướng dẫn Quốc gia về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai – Bộ Y tế)
Trong suốt thai kỳ, nhau thai đóng vai trò rất quan trọng. Đây là bộ phận kết nối giữa mẹ và thai nhi, giúp vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng nuôi thai nhi lớn lên khỏe mạnh. Bình thường, nhau thai sẽ bám chặt vào thành tử cung và chỉ bong ra sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhau thai lại bị tách ra khỏi tử cung quá sớm, trước khi bé được sinh ra. Hiện tượng này được gọi là nhau bong non, và nó có thể rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai.
Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là một bệnh tự miễn mạn tính, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể và chủ yếu gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, với tỷ lệ nữ mắc bệnh cao gấp 9 lần so với nam. Mối quan hệ giữa thai kỳ và lupus là một mối quan hệ hai chiều. Có từ 20 đến 60% phụ nữ mắc lupus có nguy cơ bùng phát bệnh trong thời gian mang thai. Đồng thời, lupus cũng làm gia tăng đáng kể nguy cơ gặp phải các biến chứng sản khoa nghiêm trọng như tiền sản giật, sinh non, sẩy thai hoặc thai lưu.
Bị đau dữ dội và không thể đi lại dễ dàng có thể khiến bạn vô cùng căng thẳng. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cảm thấy mình đang gặp khó khăn. Nếu bạn tiếp tục bị đau dữ dội hoặc hạn chế khả năng vận động
Viêm nướu trong thai kỳ là một vấn đề sức khỏe răng miệng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là sự gia tăng hormone progesterone, làm tăng lưu lượng máu đến nướu, khiến nướu dễ bị sưng đỏ, nhạy cảm và dễ chảy máu hơn.
Khâu vòng cổ tử cung (cervical cerclage) là một thủ thuật y tế được thực hiện để ngăn ngừa sinh non do hở eo tử cung. Thủ thuật này thường được thực hiện trong khoảng tuần thứ 14 đến 18 của thai kỳ và tháo bỏ khi thai nhi khoảng 37 tuần tuổi.
Mạch máu tiền đạo là một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng trong thai kỳ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Vậy với tình trạng này, liệu sản phụ có thể sinh thường được không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết.