Cúm và thai kỳ - mẹ bầu cần biết gì để bảo vệ sức khỏe?
Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra, lây lan nhanh chóng qua đường giọt bắn khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với bề mặt có virus. Đối với phụ nữ mang thai, cúm không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
1. Vì sao mẹ bầu dễ bị cúm hơn bình thường?
Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ suy giảm để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Điều này khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh hơn, trong đó có cúm. Bên cạnh đó, các thay đổi về hô hấp và tuần hoàn trong thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ diễn tiến nặng nếu bị nhiễm cúm.
2. Nguy cơ của bệnh cúm đối với thai kỳ
Mặc dù cúm thông thường có thể tự khỏi, nhưng đối với mẹ bầu, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:
⚠ Viêm phổi, suy hô hấp, ảnh hưởng đến tim mạch
⚠ Sinh non, sảy thai, thai lưu do sốt cao và nhiễm trùng nặng
⚠ Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nếu mắc cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ
3. Cách phòng ngừa cúm hiệu quả cho mẹ bầu

🔹 Tiêm phòng cúm – Cách bảo vệ tốt nhất!
- Vaccine cúm an toàn cho phụ nữ mang thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.
- Giúp bảo vệ mẹ trong suốt mùa cúm và truyền kháng thể cho thai nhi, bảo vệ bé trong những tháng đầu sau sinh.
🔹 Giữ vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
- Tránh nơi đông người, đặc biệt khi dịch cúm đang bùng phát
- Đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi
🔹 Chế độ dinh dưỡng tăng cường miễn dịch
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C (cam, chanh, ổi, bưởi) giúp tăng sức đề kháng
- Uống đủ nước, ăn uống lành mạnh, tránh thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ
4. Mẹ bầu nên làm gì nếu bị cúm?
Nếu có dấu hiệu cúm (sốt, ho, đau họng, mệt mỏi…), mẹ bầu cần:
✅ Nghỉ ngơi, uống đủ nước và ăn uống đầy đủ để cơ thể phục hồi
✅ Liên hệ bác sĩ ngay nếu có triệu chứng nặng như sốt cao, khó thở, đau tức ngực hoặc bé ít cử động
✅ Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, vì một số loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi
💉 Tiêm phòng cúm là biện pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bảo vệ cao cho cả mẹ và bé. Đừng để cúm làm ảnh hưởng đến hành trình mang thai của bạn!
Mẹ bầu có thể tiêm ngừa cúm tại Bệnh viện Từ Dũ – KHU N với lịch làm việc linh hoạt từ Thứ 2 - Thử 7, Chủ nhật (buổi sáng).
Khi đến khám thai tại Bệnh viện Từ Dũ, nếu chưa tiêm ngừa cúm, mẹ bầu hãy trao đổi với bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe và nhận chỉ định tiêm phòng phù hợp.
💉 Chủ động phòng bệnh ngay hôm nay để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn!
Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là một bệnh tự miễn mạn tính, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể và chủ yếu gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, với tỷ lệ nữ mắc bệnh cao gấp 9 lần so với nam. Mối quan hệ giữa thai kỳ và lupus là một mối quan hệ hai chiều. Có từ 20 đến 60% phụ nữ mắc lupus có nguy cơ bùng phát bệnh trong thời gian mang thai. Đồng thời, lupus cũng làm gia tăng đáng kể nguy cơ gặp phải các biến chứng sản khoa nghiêm trọng như tiền sản giật, sinh non, sẩy thai hoặc thai lưu.
Bị đau dữ dội và không thể đi lại dễ dàng có thể khiến bạn vô cùng căng thẳng. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cảm thấy mình đang gặp khó khăn. Nếu bạn tiếp tục bị đau dữ dội hoặc hạn chế khả năng vận động
Viêm nướu trong thai kỳ là một vấn đề sức khỏe răng miệng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là sự gia tăng hormone progesterone, làm tăng lưu lượng máu đến nướu, khiến nướu dễ bị sưng đỏ, nhạy cảm và dễ chảy máu hơn.
Khâu vòng cổ tử cung (cervical cerclage) là một thủ thuật y tế được thực hiện để ngăn ngừa sinh non do hở eo tử cung. Thủ thuật này thường được thực hiện trong khoảng tuần thứ 14 đến 18 của thai kỳ và tháo bỏ khi thai nhi khoảng 37 tuần tuổi.
Mạch máu tiền đạo là một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng trong thai kỳ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Vậy với tình trạng này, liệu sản phụ có thể sinh thường được không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết.
Chảy máu âm đạo khi mang thai là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Thông thường, đây không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn nên đi khám để kiểm tra vì chảy máu đôi khi có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.
Nếu bạn bị chảy máu trong khi mang thai, có thể do nhiều nguyên nhân. Điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân để bảo vệ sức khỏe của bạn và em bé.