Đau đầu khi mang thai
ThS. DS. Huỳnh Phương Thảo – Khoa Dược (lược dịch)
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt. Ngoài ra, nó có thể là cơn đau đầu thứ phát, kết quả của đợt cấp của một bệnh lý đã có từ trước, biểu hiện cho những vấn đề liên quan đến hệ thần kinh.
Việc kiểm soát đau đầu khi mang thai cho bệnh nhân có tiền sử đau nửa đầu rất quan trọng vì ở những bệnh nhân này có nguy cơ tiền sản giật cao hơn so với người không bị đau nửa đầu. (1)
Nguyên tắc điều trị đau đầu là giảm triệu chứng, cân nhắc tránh sử dụng các thuốc có khả năng gây quái thai hoặc gây hại cho thai nhi vì đau đầu thường không gây ảnh hưởng xấu đến kết quả mang thai. (2)
Các can thiệp không dùng thuốc được đề xuất như thay đổi lối sống, thư giãn, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng, uống đủ nước… (1)
Tài liệu tham khảo
- ACOG (May 2022), Clinical Practice Guideline, Headaches in Pregnancy and Postpartum, Number 3.
- https://www.uptodate.com/contents/headache-during-pregnancy-and-postpartum. Truy cập ngày 16/5/2022.
Khâu vòng cổ tử cung (cervical cerclage) là một thủ thuật y tế được thực hiện để ngăn ngừa sinh non do hở eo tử cung. Thủ thuật này thường được thực hiện trong khoảng tuần thứ 14 đến 18 của thai kỳ và tháo bỏ khi thai nhi khoảng 37 tuần tuổi.
Mạch máu tiền đạo là một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng trong thai kỳ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Vậy với tình trạng này, liệu sản phụ có thể sinh thường được không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết.
Chảy máu âm đạo khi mang thai là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Thông thường, đây không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn nên đi khám để kiểm tra vì chảy máu đôi khi có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.
Nếu bạn bị chảy máu trong khi mang thai, có thể do nhiều nguyên nhân. Điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân để bảo vệ sức khỏe của bạn và em bé.
Tiêm ngừa cúm là biện pháp an toàn và hiệu quả giúp mẹ bầu:
✔ Giảm nguy cơ mắc cúm và biến chứng do cúm
✔ Bảo vệ sức khỏe thai nhi ngay từ trong bụng mẹ
✔ Hạn chế lây nhiễm cho trẻ sơ sinh sau khi chào đời
Non-Stress Test (NST) là một xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi trong những tuần cuối thai kỳ. Bằng cách theo dõi nhịp tim thai và sự phản ứng của thai nhi khi cử động, NST giúp xác định thai nhi có nhận đủ oxy hay không và có dấu hiệu nào của suy thai không.
Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đòi hỏi nhiều sự quan tâm và chăm sóc. Một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ mang thai là thiếu máu thiếu sắt. Vậy thiếu máu thiếu sắt khi mang thai là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé? Cùng tìm hiểu nhé!