Đau đầu Migraine trong thai kỳ
Đau đầu khá phổ biến trong thai kỳ. Các loại đau đầu phổ biến nhất là đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu (Migraine). Hầu hết các cơn đau đầu đều xuất hiện và tự hết, nhưng một số trường hợp có thể nặng hơn hoặc gây ra các biến chứng khác. Điều quan trọng là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về bất kỳ cơn đau đầu nào có thể gặp trước, trong hoặc sau khi mang thai.
Đau nửa đầu (Migraine) là gì?
Đau đầu mạch máu, là một nhóm bao gồm đau nửa đầu (Migraine), được cho là liên quan đến chức năng bất thường của mạch máu hoặc hệ thống mạch máu của não. Loại đau đầu mạch máu phổ biến nhất là đau nửa đầu (Migraine). Đau nửa đầu thường được đặc trưng bởi:
- Đau dữ dội ở một hoặc cả hai bên đầu
- Buồn nôn và/hoặc nôn
- Rối loạn thị giác và không chịu được ánh sáng
Những người bị đau nửa đầu dường như có mạch máu phản ứng quá mức với các kích thích khác nhau, có thể bao gồm:
- Căng thẳng và các cảm xúc mạnh
- Điều kiện sinh học và môi trường
- Mệt mỏi
- Ánh sáng chói hoặc nhấp nháy
- Thời tiết
- Một số loại thực phẩm
Các triệu chứng của đau nửa đầu (Migraine):
Hai loại đau nửa đầu phổ biến nhất là đau nửa đầu kinh điển và đau nửa đầu thông thường. Sau đây là các triệu chứng phổ biến nhất. Tuy nhiên, mỗi phụ nữ có thể trải nghiệm các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Đau nửa đầu có dấu báo: Một loại đau nửa đầu liên quan đến sự xuất hiện của các triệu chứng thần kinh, gọi là dấu báo (như ánh sáng nhấp nháy hoặc đường zigzag, hoặc mất thị lực tạm thời), 10 đến 30 phút trước cơn đau đầu. Một cơn đau đầu có thể kéo dài một hoặc hai ngày. Đau liên quan đến đau nửa đầu kinh điển có thể được mô tả như:
- Đau nhức dữ dội hoặc kiểu mạch đập ở trán, thái dương, tai, hàm hoặc xung quanh mắt.
- Bắt đầu ở một bên đầu nhưng có thể lan sang bên kia.
Đau nửa đầu không có dấu báo: Một loại đau nửa đầu thường không đi kèm với dấu báo, mặc dù có thể có một số triệu chứng khác nhau trước khi bắt đầu. Đau nửa đầu thông thường có thể kéo dài ba hoặc bốn ngày. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Ý thức lơ mơ
- Thay đổi tâm trạng
-Mệt mỏi
- Cơ thể tích nước
- Tiêu chảy và đi tiểu nhiều lần
- Buồn nôn và nôn
Các triệu chứng của đau nửa đầu có thể giống với các tình trạng hoặc vấn đề y tế khác. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán.
Thai kỳ ảnh hưởng đến đau nửa đầu như thế nào:
Khoảng 15 đến 20 phần trăm phụ nữ mang thai bị đau nửa đầu. Hơn một nửa phụ nữ thấy rằng cơn đau nửa đầu của họ xảy ra ít thường xuyên hơn trong những tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, đau nửa đầu có thể trở nên tồi tệ hơn sau khi sinh, trong thời kỳ hậu sản. Mặc dù đau nửa đầu có thể gây đau đớn nghiêm trọng cho người mẹ nhưng không gây nguy hiểm cho thai nhi đang phát triển.
Sự thay đổi nội tiết tố đặc biệt trong 3 tháng đầu cũng như sự gia tăng lưu lượng máu trong tuần hoàn, có thể khiến cho đau nửa đầu ở phụ nữ mang thai trở nên trầm trọng hơn.
Điều trị đau nửa đầu trong thai kỳ như thế nào:
Nếu một phụ nữ có tiền sử đau nửa đầu và không có vấn đề sức khỏe khác, đau nửa đầu trong thai kỳ thường không phải là mối lo ngại. Tuy nhiên, nếu lần đầu tiên bị đau đầu giống như đau nửa đầu xảy ra trong thai kỳ, cần phải loại trừ bất kỳ loại tình trạng nào khác có thể nguy hiểm, chẳng hạn như chảy máu não, viêm màng não (nhiễm trùng mô não) hoặc khối u. Có thể cần kiểm tra thêm để xác định nguyên nhân của cơn đau đầu. Điều trị đau nửa đầu trong thai kỳ có thể bao gồm các biện pháp xoa dịu và không dùng thuốc, chẳng hạn như chườm lạnh, phòng tối và ngủ nghỉ. Tránh các kích thích, như tránh căng thẳng.
Các biện pháp khắc phục tại nhà:
Đây là bước đầu tiên để phòng ngừa và điều trị migraine:
- Biết các yếu tố khởi phát. Uống đủ nước, ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ và tránh ăn những loại thực phẩm có thể gây ra migraine.
- Chườm nóng / lạnh. Tìm hiểu xem điều gì làm dịu cơn đau đầu migraine.
- Một túi lạnh (quấn trong khăn) đặt trên đầu có thể làm dịu cơn đau; một miếng đệm nóng quanh cổ có thể làm bớt sự căng thẳng của các cơ bị căng.
- Ở trong phòng tối. Nếu có điều kiện, hãy lui vào một căn phòng tối, yên tĩnh khi cơn migraine tấn công. Ánh sáng và tiếng ồn có thể khiến cơn đau đầu tồi tệ hơn.
Thuốc phải được lựa chọn cẩn thận vì nhiều loại thuốc có thể đi qua nhau thai, đến thai nhi đang phát triển. Liều caffeine và acetaminophen nhỏ thường an toàn, nhưng cần theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh dùng thuốc chống viêm không steroid. Thuốc có thể sử dụng bao gồm acetaminophen, promethazine và thuốc giảm đau opioid, chẳng hạn như morphine. Tuy nhiên, hạn chế sử dụng thuốc giảm đau opioid vì khả năng gây nghiện cho mẹ và bé. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thông tin cụ thể hơn về điều trị đau nửa đầu trong thai kỳ.
Băng huyết sau sinh là tình trạng sản phụ bị mất một lượng máu rất lớn sau khi sinh con, có thể dẫn đến sốc mất máu. Tình trạng này có thể xảy ra sau khi sinh qua ngả âm đạo (gọi là "sinh thường") hoặc sau khi phẫu thuật để đưa em bé ra ngoài (gọi là "sinh mổ" hoặc "mổ lấy thai"). Đây là một trong 5 tai biến sản khoa thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong mẹ hàng đầu trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, cứ mỗi 4 phút có một sản phụ tử vong vì băng huyết sau sinh.
Vỡ ối non (PROM) xảy ra khi túi ối, bao bọc em bé trong thai kỳ, bị rách trước khi chuyển dạ. Nếu PROM xảy ra trước tuần thứ 37, được gọi là vỡ ối non trên thai non tháng (PPROM).
Tiền sản giật xảy ra khi bạn đang mang thai và bị huyết áp cao kèm theo có protein trong nước tiểu (tiểu đạm). Tiền sản giật có nhiều mức độ nặng khác nhau và thường xảy ra vào cuối thai kỳ. Trong một số trường hợp, tiền sản giật có thể xuất hiện sớm hơn trong thai kỳ hoặc muộn hơn sau sinh. Bạn có thể tự bảo vệ mình bằng cách tìm hiểu các triệu chứng, dấu hiệu gợi ý của tiền sản giật và đến gặp bác sĩ để được chăm sóc trước sinh thường xuyên. Phát hiện tiền sản giật sớm có thể làm giảm nguy cơ mắc phải các vấn đề lâu dài cho cả mẹ và bé.
Thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung, tình trạng mà các mẹ bầu hay gọi là thai suy dinh dưỡng, là khi cân nặng (kích thước) thai nhi nhỏ hơn mong đợi so với số tuần tuổi thai. Thai giới hạn tăng trưởng có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Thai nhi không phát triển tốt từ kích thước tổng thể cho đến phát triển các tế bào, mô, cơ quan. Điều này sẽ gây ra nhiều vấn đề cho em bé.
Nghiên cứu mới cho thấy rằng tiêm ngừa vắc xin COVID-19 không làm tăng nguy cơ sinh non hoặc các vấn đề về thai cho phụ nữ mang thai, mặc dù có bằng chứng mâu thuẫn trước đó.