Ngày 22/03/2022

Dự đoán và dự phòng sinh non

    ThS.DS. Đào Thị Hoàng Thu

    Khoa Dược – Bệnh viện Từ Dũ

    Sinh non [2]

    • Ước tính mỗi năm có 15 triệu trẻ sinh non (trước 37 tuần) và con số này vẫn đang tăng.
    • Theo dữ liệu của 184 quốc gia, tỉ lệ sinh non giao động từ 5% đến 18%.
    • Sinh non là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi với gần 1 triệu ca tử vong trong năm 2015.
    • ¾ số ca tử vong này có thể ngăn ngừa.

    Phân loại [2] 

    • Sinh cực non (dưới 28 tuần).
    • Sinh rất non (28 đến 32 tuần).
    • Sinh non trung bình (32 đến 37 tuần).

    Các yếu tố nguy cơ sinh non [3]

    Tiền sử sản khoa

    Các yếu tố liên quan đến thai phụ

    Đa thai là một yếu tố nguy cơ phổ biến gây sinh non: 59% trường hợp sinh đôi và > 98% trường hợp sinh ba trở lên là sinh non. Trong đó nhiều trẻ sơ sinh rất non tháng (< 32 tuần): 10,7% trường hợp sinh đôi, 37% trường hợp sinh ba, và > 80% trường hợp sinh bốn trở lên.

    Các yếu tố về kinh tế xã hội

    • Tình trạng kinh tế xã hội thấp.
    • Các bà mẹ có trình độ học thức thấp.

    Các khuyến cáo của Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) năm 2021 [1]

    1. Khuyến cáo dựa trên bằng chứng khoa học tốt và nhất quán (Mức A)

    Những bà mẹ đơn thai và có tiền sử sinh non, được khuyến cáo thực hiện siêu âm ngã âm đạo đo chiều dài cổ tử cung bắt đầu từ tuần 16 0/7 đến tuần 24 0/7 thai kỳ.

    Ở những bà mẹ không có triệu chứng viêm âm đạo, không khuyến cáo sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn âm đạo để dự phòng sinh non.

    Những bà mẹ đơn thai, cổ tử cung ngắn, không có tiền sử sinh non và không có triệu chứng, được khuyến cáo sử dụng progesteron đặt âm đạo.

    Những trường hợp không có tiền sử sinh non, không khuyến cao sử dụng 17-OHPC (17-alpha hydroxyprogesterone caproate) tiêm bắp để dự phòng sinh non.

    Những bà mẹ đơn thai và có tiền sử sinh non, nên sử dụng progesterone (đặt âm đạo hoặc tiêm bắp).

    Những bà mẹ song thai, cổ tử cung ngắn, không khuyến cáo sử dụng vòng nâng cổ tử cung để dự phòng sinh non.

    1. Khuyến cáo dựa trên bằng chứng khoa học giới hạn và không nhất quán (Mức B)

    Những trường hợp không có tiền sử sinh non, nên được đánh giá giải phẫu cổ tử cung qua ổ bụng hoặc ngả âm đạo trong khoảng tuần 18 0/7 đến 22 6/7.

    Những trường hợp không có tiền sử sinh non, không nên thực hiện tầm soát siêu âm ngã âm đạo đo chiều dài cổ tử cung.

    Những trường hợp đơn thai, cổ tử cung ngắn, không có tiền sử sinh non, không khuyến cáo sử dụng vòng nâng cổ tử cung.

    Những trường hợp đa thai, không khuyến cáo sử dụng 17-OHPC tiêm bắp để dự phòng sinh non.

    Những trường hợp song thai, không khuyến cáo sử dụng thường quy progesterone đặt âm đạo để dự phòng sinh non.

    Những trường hợp đa thai, không khuyến cáo khâu vòng cổ tử cung để dự phòng sinh non.

    1. Khuyến cáo dựa trên sự đồng thuận và ý kiến chuyên gia (Mức C)

    Những trường hợp đơn thai, tiền sử sinh non, cổ tử cung trong tam cá nguyệt thứ 2 ngắn và không sử dụng progesterone; nên được thông tin về nguy cơ sinh non, có 2 lựa chọn điều trị (progesterone đặt âm đạo và khâu vòng cổ tử cung) và không chắc chắn lựa chọn nào là tốt nhất.

    Những trường hợp đơn thai, tiền sử sinh non, cổ tử cung trong tam cá nguyệt thứ 2 ngắn và có sử dụng progesterone; nên được thông tin về nguy cơ sinh non và khâu vòng cổ tử cung có thể được sử dụng đồng thời với progesteron.

    Không khuyến cáo hạn chế hoạt động.

    Tài liệu tham khảo

    (1) American College of Obstetricians and Gynecologists (2021). Prediction and prevention of spontaneous preterm birth: ACOG Practice Bulletin, Number 234. Obstetrics and gynecology, 138(2), e65-e90.

    (2) https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/preterm-birth

    (3) https://www.msdmanuals.com/vi/chuyên-gia/nhi-khoa/các-vấn-đề-chu-sinh/trẻ-sơ-sinh

    Ds. Đào Thị Hoàng Thu

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ