Lịch khám thai thường qui 3 tháng đầu
3 tháng đầu: tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày.
Thông thường, khám thai giai đoạn 3 tháng đầu bạn sẽ có 2 lần khám:
- Lần 1: Sau khi trễ kinh 2 - 3 tuần
- Lần 2: lúc thai 11 tuần - 13 tuần 6 ngày
Lưu ý:
Lịch khám thai này áp dụng cho chăm sóc thường quy các thai kỳ đơn thai không kèm yếu tố nguy cơ.
Lịch khám thai sẽ thay đổi theo tùy trường hợp cụ thể khi có các dấu hiệu bất thường (đau bụng, ra huyết, ra nước...) hoặc khi thai kỳ có kèm yếu tố nguy cơ. Nếu bạn thuộc trường hợp này bạn cần tuân theo đúng lịch khám mà bác sĩ đề ra cho mình.
Khám thai 3 tháng đầu sẽ được bác sĩ chỉ định kiểm tra những gì?
Lần 1: Sau trễ kinh 2-3 tuần (đã có tim thai)
Mục đích:
- Xác định chắc chắn có thai hay không, và vị trí làm tổ của thai
- Xác định tuổi thai - tính ngày dự sinh: tính ngày dự sinh theo kinh chót và siêu âm 3 tháng đầu
- Đánh giá sức khỏe của mẹ: bệnh lý nội khoa, ngoại khoa và tình trạng thai nghén
- Khám thai
- Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo: kiểm tra vị trí, tuổi của thai nhi nhằm phát hiện các bất thường
- Xét nghiệm máu mẹ tổng quát (thực hiện khi đã xác định có tim thai qua siêu âm):
- Huyết đồ
- Nhóm máu, Rhesus
- HBsAg (viêm gan B), HIV, giang mai
- Rubella virus IgM, IgG
- Đường huyết khi đói
- Nước tiểu 10 thông số
Tùy vào từng tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể cho bạn làm thêm xét nghiệm tầm soát các bệnh khác khi cần thiết.
Lần 2: lúc thai 11 tuần - 13 tuần 6 ngày
- Khám thai
- Sàng lọc dị tật thai nhi 3 tháng đầu:
- Siêu âm đo độ mờ da gáy: nhằm đánh giá nguy cơ bị bệnh Down của thai nhi
- Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai: Double test (sau khi đo độ mờ da gáy) - cho biết nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh như hội chứng Patau (Trisomy 13), Edwards (Trisomy 18) hay hội chứng Down (Trisomy 21).
(*)Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn Xét nghiệm NIPT có độ nhạy cao hơn (trên 90%) thay cho xét nghiệm Double test, chi phí # 4.600.000 đồng.
- Sàng lọc tiền sản giật quý I
- Siêu âm Doppler màu đo chỉ số xung (PI) động mạch tử cung
- Xét nghiệm máu PLGF (sàng lọc tiền sản giật quý I)
- Xét nghiệm nước tiểu: nhằm kiểm tra nồng độ đường máu, protein để tầm soát dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật.
Nếu lần khám thai trước mẹ bầu chưa thực hiện xét nghiệm máu mẹ tổng quát thì sẽ được làm vào giai đoạn này.
Chi phí khám thai 3 tháng đầu tại bệnh viện Từ Dũ là bao nhiêu?
👉>> khám dịch vụ xem tại đây
Băng huyết sau sinh là tình trạng sản phụ bị mất một lượng máu rất lớn sau khi sinh con, có thể dẫn đến sốc mất máu. Tình trạng này có thể xảy ra sau khi sinh qua ngả âm đạo (gọi là "sinh thường") hoặc sau khi phẫu thuật để đưa em bé ra ngoài (gọi là "sinh mổ" hoặc "mổ lấy thai"). Đây là một trong 5 tai biến sản khoa thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong mẹ hàng đầu trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, cứ mỗi 4 phút có một sản phụ tử vong vì băng huyết sau sinh.
Đau đầu khá phổ biến trong thai kỳ. Các loại đau đầu phổ biến nhất là đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu (Migraine). Hầu hết các cơn đau đầu đều xuất hiện và tự hết, nhưng một số trường hợp có thể nặng hơn hoặc gây ra các biến chứng khác. Điều quan trọng là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về bất kỳ cơn đau đầu nào có thể gặp trước, trong hoặc sau khi mang thai.
Vỡ ối non (PROM) xảy ra khi túi ối, bao bọc em bé trong thai kỳ, bị rách trước khi chuyển dạ. Nếu PROM xảy ra trước tuần thứ 37, được gọi là vỡ ối non trên thai non tháng (PPROM).
Tiền sản giật xảy ra khi bạn đang mang thai và bị huyết áp cao kèm theo có protein trong nước tiểu (tiểu đạm). Tiền sản giật có nhiều mức độ nặng khác nhau và thường xảy ra vào cuối thai kỳ. Trong một số trường hợp, tiền sản giật có thể xuất hiện sớm hơn trong thai kỳ hoặc muộn hơn sau sinh. Bạn có thể tự bảo vệ mình bằng cách tìm hiểu các triệu chứng, dấu hiệu gợi ý của tiền sản giật và đến gặp bác sĩ để được chăm sóc trước sinh thường xuyên. Phát hiện tiền sản giật sớm có thể làm giảm nguy cơ mắc phải các vấn đề lâu dài cho cả mẹ và bé.
Thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung, tình trạng mà các mẹ bầu hay gọi là thai suy dinh dưỡng, là khi cân nặng (kích thước) thai nhi nhỏ hơn mong đợi so với số tuần tuổi thai. Thai giới hạn tăng trưởng có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Thai nhi không phát triển tốt từ kích thước tổng thể cho đến phát triển các tế bào, mô, cơ quan. Điều này sẽ gây ra nhiều vấn đề cho em bé.
Thai chậm phát triển trong tử cung (FGR) là tình trạng suy dinh dưỡng bào thai ngay khi còn trong bụng mẹ.
Trẻ sơ sinh chậm phát triển trong tử cung có nguy cơ tử vong và mắc các bệnh lý cao hơn so với trẻ khác như: chậm phát triển chiều cao, dậy thì sớm, rối loạn chuyển hóa gây đái tháo đường, tổn thương thận, tổn thương nội mạc mạch máu.