Nốt vôi hóa trong gan
ThS. Bs. Trịnh Nhựt Thư Hương
Nốt vôi hóa trong gan là gì?
Vôi hóa gan là một vùng sáng lên bất thường nhìn thấy được trong gan.
Nguyên nhân gây ra nốt vôi hóa trong gan?
Vôi hóa gan là một tình trạng hiếm gặp ở trẻ, tỉ lệ 1/1750. Trường hợp điển hình thì chỉ có một nốt vôi hóa, nhưng cũng có thể nhiều hơn. Trong phần lớn các trường hợp, nguyên nhân gây vôi hóa không chẩn đoán được. Vài trường hợp nốt vôi hóa liên quan đến các bất thường mạch máu ở gan, nhiễm siêu vi, u gan nhỏ (lành) hoặc bất thường nhiễm sắc thể.
Tôi cần thực hiện thêm xét nghiệm gì khi thai có nốt vôi hóa trong gan?
![]() |
Các thai phụ thường đồng ý làm thêm các xét nghiệm để có thêm thông tin về bệnh lý của bé. Loại xét nghiệm phụ thuộc vào điều kiện nơi bạn đang sinh sống. Các xét nghiệm bao gồm kiểm tra máu và dịch ối để đảm bào rằng nốt vôi hóa ở gan không liên quan các vius thường gặp hay bất thường về di truyền.
Cần lưu ý gì khi phát hiện thai nhi có nốt vôi hóa gan trong thai kì?
Bình thường thì cần khảo sát siêu âm kỹ hơn để chắc rằng em bé phát triển tốt và không có thêm nốt vôi hóa ở não, mắt, bụng hay là gan của bé.
Nốt vôi hóa trong gan có ảnh hưởng gì cho bé sau sinh không?
Trong hầu hết các trường hơp thì em bé khỏe mạnh nếu chỉ có một nốt vôi hóa ở gan và không chẩn đoán được nguyên nhân gây nốt vôi hóa .
Nếu xác định được nguyên nhân thì bác sĩ sẽ tư vấn chuyên sâu hơn là em bé bị ảnh hưởng như thế nào sau sanh.
Nốt vôi hóa trong gan có lặp lại trong những thai kì sau không?
Nếu không phát hiện bất thường di truyền gây vôi hóa gan thì khả năng lặp lại là rất hiếm.
Nếu tìm ra nguyên nhân do bất thường di truyền thì nguy cơ lặp lại phụ thuộc vào nguyên nhân đó và tham vấn với bác sĩ di truyền để phát hiện kịp ngay.
Những câu hỏi gì tôi nên hỏi?
- Có bao nhiều nốt vôi hóa?
- Nốt vôi hóa chỉ có ở gan hay ở nhiều cơ quan khác?
- Kích thước nốt vôi hóa có lớn không?
- Có bất thường nào khác đi kèm hay không?
- Bao lâu cần siêu âm kiểm tra một lần?
- Tôi cần làm thêm xét nghiệm gì?
- Tôi nên sanh ở cơ sở y tế nào?
- Em bé có cần làm thêm xét nghiệm gì sau sanh hay không?
- Tôi có cần tham vấn với bác sĩ sơ sinh và bác sĩ di truyền không?
Viêm nướu trong thai kỳ là một vấn đề sức khỏe răng miệng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là sự gia tăng hormone progesterone, làm tăng lưu lượng máu đến nướu, khiến nướu dễ bị sưng đỏ, nhạy cảm và dễ chảy máu hơn.
Khâu vòng cổ tử cung (cervical cerclage) là một thủ thuật y tế được thực hiện để ngăn ngừa sinh non do hở eo tử cung. Thủ thuật này thường được thực hiện trong khoảng tuần thứ 14 đến 18 của thai kỳ và tháo bỏ khi thai nhi khoảng 37 tuần tuổi.
Mạch máu tiền đạo là một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng trong thai kỳ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Vậy với tình trạng này, liệu sản phụ có thể sinh thường được không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết.
Chảy máu âm đạo khi mang thai là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Thông thường, đây không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn nên đi khám để kiểm tra vì chảy máu đôi khi có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.
Nếu bạn bị chảy máu trong khi mang thai, có thể do nhiều nguyên nhân. Điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân để bảo vệ sức khỏe của bạn và em bé.
Tiêm ngừa cúm là biện pháp an toàn và hiệu quả giúp mẹ bầu:
✔ Giảm nguy cơ mắc cúm và biến chứng do cúm
✔ Bảo vệ sức khỏe thai nhi ngay từ trong bụng mẹ
✔ Hạn chế lây nhiễm cho trẻ sơ sinh sau khi chào đời
Non-Stress Test (NST) là một xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi trong những tuần cuối thai kỳ. Bằng cách theo dõi nhịp tim thai và sự phản ứng của thai nhi khi cử động, NST giúp xác định thai nhi có nhận đủ oxy hay không và có dấu hiệu nào của suy thai không.