Ruột tăng âm
ThS. Bs. Trịnh Nhựt Thư Hương
Ruột tăng âm là gì?
Ruột tăng âm là một dấu hiệu của siêu âm, khi hình ảnh phản âm của ruột dưới sóng siêu âm sáng hơn bình thường. Ruột tăng âm có thể được nhìn thấy trong 0,2 -1,4% của tất cả các trường hợp mang thai.
Làm sao phát hiện ruột tăng âm?
![]() Hình minh họa
|
Siêu âm có thể được phát hiện trước sinh, thường là khoảng 20 tuần, ở thời điểm siêu âm hình thái. Thông thường, ruột phải có phản âm giống như gan, nhưng đôi khi ruột tăng sáng màu trắng như xương. Khi điều này xảy ra, nó được gọi là tăng âm.
Nguyên nhân gây ra ruột tăng âm?
Ruột tăng âm có thể là một phát hiện bình thường trên siêu âm và nó thường liên quan đến những em bé khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, có một số bệnh lý có thể làm ruột xuất hiện tăng sáng khi siêu âm.
- Nhu động ruột bất thường:
Trước khi kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi bắt đầu nuốt nước ối, nước ối di chuyển qua ruột thai nhi bằng nhu động các cơ trong ruột. Đôi khi di chuyển chậm hơn bình thường hoặc hoàn toàn không có nếu có tắc nghẽn trong ruột. Khi điều này xảy ra, thành ruột trở nên dày lên, tăng sáng. Trong trường hợp tắc ruột, biểu hiện ban đầu có thể là tăng âm ruột và theo thời gian, tình trạng tắc ruột trở nên rõ ràng khi nhìn thấy nhu động ruột giảm và các quai ruột bị giãn. Điều này đòi hỏi phải quan sát kỹ. Chẩn đoán tắc ruột có thể chỉ được xác định trong tam cá nguyệt thứ ba.
- Chảy máu vào khoang ối:
Đôi khi chảy máu xảy ra trong thai kỳ. Điều này có thể dẫn đến máu trong nước ối xung quanh thai nhi. Mặc dù không có hại khi thai nhi nuốt dịch ối pha lẫn máu, các tế bào máu có thể làm tăng âm trong dạ dày và ruột khi siêu âm.
- Xơ nang (cystic fibrosis):
Xơ nang là một bệnh di truyền có thể ảnh hưởng đến phổi và ruột, khiến chất nhầy dày lên tích tụ trong các hệ thống cơ quan đó. Trẻ có thể khó đi tiêu lần đầu sau khi bé chào đời, còn được gọi là tắc ruột phân su. Đây là bệnh lý di truyền đồng hợp, một gen bất thường được di truyền nhận từ cha và cái còn lại từ mẹ, cha mẹ là người mang gen bệnh (có nghĩa là họ khỏe mạnh nhưng có một gen bình thường và một gen bất thường).
- Bất thường nhiễm sắc thể:
Bất thường số lượng nhiễm sắc thể sẽ thay đổi cấu trúc di truyền của thai nhi, và nhiều hệ thống cơ quan, bao gồm cả ruột, có thể bị ảnh hưởng. Một ví dụ là Trisomy 21, còn được gọi là hội chứng Down, trong đó em
![]() |
bé có 3 (thay vì 2) chiếc nhiễm sắc thể 21. Thường có những phát hiện siêu âm khác ngoài ruột tăng âm khi có tình trạng lệch bội nhiễm sắc thể.
- Nhiễm trùng thai nhi:
Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến ruột của thai nhi bao gồm cytomegalovirus, toxoplasmosis và parvovirus B19. Thông thường những bệnh nhiễm trùng này không làm cho người lớn bị bệnh nặng, nhưng chúng có thể khiến ruột bé bị viêm và phù nề. Điều này có thể biểu hiện ruột tăng âm. Những điểm tăng sáng cũng có thể được nhìn thấy ở những nơi khác trong bụng thai nhi.
- Thai chậm tăng trưởng trong tử cung:
Đôi khi xảy ra ở trường hợp thai có kích thước nhỏ hơn so với tuổi thai. Khi nguyên nhân của một thai nhi nhỏ là lưu lượng máu bất thường trong nhau thai, lưu lượng máu đến ruột bé có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể làm cho nó xuất hiện dấu hiệu ruột tăng âm.
- Kết quả dương tính giả:
Tùy thuộc vào máy siêu âm và người siêu âm, phản âm ruột đôi khi có thể xuất hiện sáng hơn so với thực tế.
Tôi cần thực hiện thêm xét nghiệm gì khi thai có ruột tăng âm trên siêu âm?
Bạn sẽ được yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm để giúp xác định nguyên nhân. Các xét nghiệm được cung cấp chính xác là gì sẽ dựa trên việc có hay không các dấu hiệu bất thường trên siêu âm, tiền sử bệnh lý và thai kỳ của bạn, và kết quả từ bất kỳ xét nghiệm nào trước đó của mẹ. Bạn cũng có thể được tư vấn với bác sĩ di truyền, một chuyên gia được đào tạo về di truyền.
Các xét nghiệm có thể được cung cấp bao gồm:
- Siêu âm kiểm tra hình thái chi tiết: đây là để xem xét cẩn thận thai nhi của bạn có bất kỳ khiếm khuyết nào khác. Siêu âm có thể phát hiện nhiều dị tật nhưng không phải là tất cả dị tật.
- Chọc ối: đây là xét nghiệm lấy một lượng nhỏ nước ối xung quanh thai nhi bằng một cây kim nhỏ. Nước ối có thể được kiểm tra các bất thường nhiễm sắc thể cũng như nhiễm trùng thai nhi. Các xét nghiệm di truyền chuyên sâu khác có thể được chỉ định, chẳng hạn như Chromosomal Microarray (CMA, hoặc “chip”) giúp khảo sát kỹ hơn cấu trúc di truyền của thai nhi.
- DNA ngoại bào xuất nguồn từ thai: đây là xét nghiệm máu của mẹ sử dụng các tế bào con có trong máu mẹ. Đây là một xét nghiệm sàng lọc di truyền rất tốt cho các điều kiện nhất định, chẳng hạn như hội chứng Down nhưng nó không chính xác như chọc ối.
![]() |
- Các xét nghiệm miễn dịch về tình trạng nhiễm trùng: như Cytomegalovirus hoặc Toxoplasmosis: Những xét nghiệm này có thể xác định xem bạn đã bị nhiễm trùng gần đây hay trong quá khứ, nhưng nó sẽ không cho bạn biết nếu con bạn bị nhiễm bệnh. Nếu kết quả của bạn cho thấy có thể bị nhiễm trùng, xét nghiệm bổ sung có thể được đề nghị để xác nhận nhiễm trùng ở thai nhi của bạn.
- Xét nghiệm máu mẹ cho bệnh xơ nang: vì xơ nang là một tình trạng di truyền, bạn chỉ cần được xét nghiệm một lần. Kết quả không bao giờ thay đổi. Xét nghiệm này có thể đã được thực hiện trong lúc bạn khám thai định kỳ.
Nếu tất cả xét nghiệm của tôi đều bình thường thì ý nghĩa thế nào?
Nếu tất cả các xét nghiệm của bạn là bình thường, thai nhi của bạn có thể sẽ khỏe mạnh lúc sinh. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là không phải tất cả các vấn đề có thể được chẩn đoán trước sinh. Do đó, trong khi xét nghiệm bình thường là yên tâm, nó không thể đảm bảo rằng em bé của bạn sẽ khỏe mạnh. Thông thường ruột tăng âm sẽ mất đi theo thời gian. Ngay cả khi điều này xảy ra, bác sĩ của bạn có thể khuyên bạn nên siêu âm theo dõi để xem xét sự tăng trưởng của bé và đánh giá lại tình trạng phản âm của ruột.
Những câu hỏi gì tôi nên hỏi?
- Có bất thường khác trên siêu âm?
- Tôi cần phải thực hiện loại xét nghiệm di truyền nào?
- Tần suất kiểm tra bằng siêu âm?
- Con tôi có cần phẫu thuật sau khi sinh không?
- Tôi nên sinh ở đâu?
- Đứa bé sẽ nhận được sự chăm sóc tốt nhất sau khi nó được sinh ra ở đâu?
- Tôi có thể gặp đội ngũ bác sĩ sẽ giúp đỡ con tôi khi nó được sinh ra không, trước khi sinh?
Trong suốt thai kỳ, nhau thai đóng vai trò rất quan trọng. Đây là bộ phận kết nối giữa mẹ và thai nhi, giúp vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng nuôi thai nhi lớn lên khỏe mạnh. Bình thường, nhau thai sẽ bám chặt vào thành tử cung và chỉ bong ra sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhau thai lại bị tách ra khỏi tử cung quá sớm, trước khi bé được sinh ra. Hiện tượng này được gọi là nhau bong non, và nó có thể rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai.
Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là một bệnh tự miễn mạn tính, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể và chủ yếu gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, với tỷ lệ nữ mắc bệnh cao gấp 9 lần so với nam. Mối quan hệ giữa thai kỳ và lupus là một mối quan hệ hai chiều. Có từ 20 đến 60% phụ nữ mắc lupus có nguy cơ bùng phát bệnh trong thời gian mang thai. Đồng thời, lupus cũng làm gia tăng đáng kể nguy cơ gặp phải các biến chứng sản khoa nghiêm trọng như tiền sản giật, sinh non, sẩy thai hoặc thai lưu.
Bị đau dữ dội và không thể đi lại dễ dàng có thể khiến bạn vô cùng căng thẳng. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cảm thấy mình đang gặp khó khăn. Nếu bạn tiếp tục bị đau dữ dội hoặc hạn chế khả năng vận động
Viêm nướu trong thai kỳ là một vấn đề sức khỏe răng miệng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là sự gia tăng hormone progesterone, làm tăng lưu lượng máu đến nướu, khiến nướu dễ bị sưng đỏ, nhạy cảm và dễ chảy máu hơn.
Khâu vòng cổ tử cung (cervical cerclage) là một thủ thuật y tế được thực hiện để ngăn ngừa sinh non do hở eo tử cung. Thủ thuật này thường được thực hiện trong khoảng tuần thứ 14 đến 18 của thai kỳ và tháo bỏ khi thai nhi khoảng 37 tuần tuổi.
Mạch máu tiền đạo là một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng trong thai kỳ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Vậy với tình trạng này, liệu sản phụ có thể sinh thường được không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết.