Sàng lọc và điều trị dự phòng cấp 1 bệnh lý Tiền sản giật
Bs. CK2. Bùi Thị Hồng Nhu
Trưởng phòng Công tác xã hội
![]() |
Tiền sản giật– sản giật là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh suất và tử suất hàng đầu của sản phụ trên toàn cầu từ xưa cho đến nay. Tại Việt Nam, tiền sản giật – sản giật được coi là một trong năm tai biến sản khoa hàng đầu cần được quản lý và khống chế trong chiến lược chăm sóc sức khỏe nhằm giảm tỉ lệ tử vong mẹ tại Việt Nam.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị để kiểm soát bệnh lý này nhằm làm giảm các biến chứng xấu cho mẹ và bé, nhưng điều trị triệt để cho bệnh lý tiền sản giật nặng là phải chấm dứt thai kỳ ngay cả với những thai kỳ non tháng, làm tăng tỷ lệ tử vong chu sinh và các hậu quả khác của trẻ non tháng.
Dự phòng tốt nhất là dự phòng cấp một, nghĩa là dự phòng làm sao cho bệnh lý tiền sản giật và sản giật không xảy ra khi mang thai. Gần đây, qua nhiều nghiên cứu thì FMF (Fetal Medicine Foudation) đã xây dựng ra mô hình tiên lượng bệnh lý tiền sản giật dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố nguy cơ nền của mẹ, động mạch tử cung, PAPP-A, PLGF,…nhằm tầm soát sớm tiền sản giật ở quý I với giá trị phát hiện bệnh khá cao 93%.
Trong đó nghiên cứu ASPRE với ngưỡng cắt 1/100 giúp phát hiện được 76,7% các trường hợp tiền sản giật non tháng, 43,1% các trường hợp tiền sản giật đủ tháng. Hiệu quả của chương trình là sau khi sàng lọc có kết quả dương tính được điều trị bằng Asprin liều thấp 150mg giúp ngăn ngừa được 82% tiền sản giật khởi phát sớm và giảm 62% tiền sản giật chung.
Tại bệnh viện Từ Dũ, chúng tôi tiến hành tầm soát sớm bệnh lý tiền sản giật ở quý I với tuổi thai từ 11 – 13 tuần 6 ngày (tính theo chiều dài đầu mông từ 45 – 84 mm), kết hợp nhiều yếu tố như: đặc tính thai phụ, các yếu tố nguy cơ về bệnh lý nội khoa, bệnh lý miễn dịch, tiền căn sản khoa, cùng các chỉ số sinh lý, sinh hóa và siêu âm Doppler động mạch tử cung để dự báo nguy cơ bị tiền sản giật như sau:
1. Xác định đặc tính của mẹ:
- Tuổi mẹ: tính tới ngày sinh.
- Chiều cao (cm), cân nặng (kg), BMI.
- Chủng tộc: da trắng, da đen, Đông Nam Á, hỗn hợp.
- Cách thức thụ thai: thai kỳ tự nhiên, có dùng thuốc kích thích rụng trứng, thụ tinh trong ống nghiệm.
- Hút thuốc lá trong thai kỳ.
- Mẹ thai phụ có cao huyết áp.
2. Tiền căn nội khoa:
- Cao huyết áp mãn.
- Đái tháo đường type I.
- Đái tháo đường type II.
- Lupus hệ thống.
- Hội chứng kháng phospholipid.
3. Tiền căn sản khoa: con so (không có lần nào sanh mà tuổi thai lớn hơn 24 tuần), hay con rạ (ít nhất một lần tuổi thai lớn hơn 24 tuần).
4. Tuổi thai: 11 – 13 tuần 6 ngày (tính theo chiều dài đầu mông từ 45 – 84 mm).
5. Đo huyết áp động mạch trung bình của sản phụ. Cách đo như sau:
- Sản phụ nghỉ ngơi từ 3 – 5 phút, ngồi đúng tư thế, 2 cánh tay đo HA được đặt ngang tim, hai bàn chân chạm đất, tâm lý và tư thế ngồi thoải mái.
- Sử dụng máy đo HA tự động, đo cả 2 tay cùng một lúc, với kích cỡ bao quấn tay phù hợp. Đo 2 lần và lấy giá trị trung bình cho mỗi tay và cho cả 2 tay. Kích cỡ bao quấn tay dựa vào chu vi cánh tay ở vị trí giữa xương cánh tay (cỡ nhỏ: < 22 cm; cỡ trung bình: 22 – 32 cm; cỡ lớn: 33 – 42 cm).
- Bổ sung công thức tính HAĐM trung bình
- Siêu âm đo chỉ số xung (Pulsative Index) động mạch tử cung 2 bên.
6. Đo các dấu ấn sinh hóa: ghi nhận free beta hCG, PAPP-A, PlGF cùng ngày thực hiện với siêu âm độ mờ da gáy và làm XN sàng lọc kết hợp (combined test).
7. Tính nguy cơ Tiền sản giật: Dùng thuật toán tính nguy cơ Tiền sản giật của FMF
8. Xác định nguy cơ cao tiền sản giật: khi nguy cơ tính toán theo thuật toát của FMF được xác định > 1/100.
9. Điều trị dự phòng Aspirin 81 – 162 mg, từ 1 – 2 viên (hàm lượng 81 mg)/ngày, hoặc 1.5 gói hàm lượng 100 mg (uống một lần trước khi đi ngủ, sau ăn 15 – 30 phút).
- Bắt đầu điều trị: ngay sau khi tính nguy cơ tiền sản giậttheo phần mềm FMF > 1/100.
- Thời điểm ngưng: 36 tuần.
Lưu đồ tầm soát và dự phòng TIỀN SẢN GIẬT 3 tháng đầu
Nếu các cơ sở y tế không có đủ điều kiện để sàng lọc theo mô hình trên thì mình vẫn có thể sàng lọc bệnh lý tiền sản giật và điều trị dự phòng cấp một bằng Aspirin dựa vào tình trạng thai, tiền căn bệnh lý và yếu tố gia đình như bảng sau:
Nguy cơ |
Yếu tố nguy cơ |
Khuyến cáo |
Cao |
Tiền sử TSG, đặc biệt là TSG có kết cục xấu Đa thai THA mạn ĐTĐ typ 1 hoặc 2 Bệnh thận Bệnh lý tự miễn (lupus ban đỏ, hội chúng kháng phospholipid) |
Khuyến cáo dùng aspirin liều thấp khi có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ cao |
Trung bình |
Con so Béo phì Tiền sử gia đình bị TSG (mẹ hoặc chị em gái) Kinh tế xã hội thấp, người Mỹ gốc Phi Khác: sinh con nhẹ cân, thai với tăng trưởng giới hạn trong tử cung, kết cục xấu ở thai kỳ trước, khoảng cách giữa 2 lần mang thai > 10 năm |
Khuyến cáo dùng aspirin liều thấp khi có hơn 1 yếu tố nguy cơ trung bình |
Thấp |
Thai kỳ lần trước đủ tháng không biến chứng |
Không khuyến cáo dùng aspirin liều thấp |
Trong suốt thai kỳ, nhau thai đóng vai trò rất quan trọng. Đây là bộ phận kết nối giữa mẹ và thai nhi, giúp vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng nuôi thai nhi lớn lên khỏe mạnh. Bình thường, nhau thai sẽ bám chặt vào thành tử cung và chỉ bong ra sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhau thai lại bị tách ra khỏi tử cung quá sớm, trước khi bé được sinh ra. Hiện tượng này được gọi là nhau bong non, và nó có thể rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai.
Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là một bệnh tự miễn mạn tính, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể và chủ yếu gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, với tỷ lệ nữ mắc bệnh cao gấp 9 lần so với nam. Mối quan hệ giữa thai kỳ và lupus là một mối quan hệ hai chiều. Có từ 20 đến 60% phụ nữ mắc lupus có nguy cơ bùng phát bệnh trong thời gian mang thai. Đồng thời, lupus cũng làm gia tăng đáng kể nguy cơ gặp phải các biến chứng sản khoa nghiêm trọng như tiền sản giật, sinh non, sẩy thai hoặc thai lưu.
Bị đau dữ dội và không thể đi lại dễ dàng có thể khiến bạn vô cùng căng thẳng. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cảm thấy mình đang gặp khó khăn. Nếu bạn tiếp tục bị đau dữ dội hoặc hạn chế khả năng vận động
Viêm nướu trong thai kỳ là một vấn đề sức khỏe răng miệng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là sự gia tăng hormone progesterone, làm tăng lưu lượng máu đến nướu, khiến nướu dễ bị sưng đỏ, nhạy cảm và dễ chảy máu hơn.
Khâu vòng cổ tử cung (cervical cerclage) là một thủ thuật y tế được thực hiện để ngăn ngừa sinh non do hở eo tử cung. Thủ thuật này thường được thực hiện trong khoảng tuần thứ 14 đến 18 của thai kỳ và tháo bỏ khi thai nhi khoảng 37 tuần tuổi.
Mạch máu tiền đạo là một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng trong thai kỳ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Vậy với tình trạng này, liệu sản phụ có thể sinh thường được không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết.