Thai kỳ 3 tháng cuối: vì sao mẹ cần làm Non-Stress Test?
Non-Stress Test (NST) là gì?
Non-Stress Test (NST) là một xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi trong những tuần cuối thai kỳ. Bằng cách theo dõi nhịp tim thai và sự phản ứng của thai nhi khi cử động, NST giúp xác định thai nhi có nhận đủ oxy hay không và có dấu hiệu nào của suy thai không.

Quy trình thực hiện Non-Stress Test
NST là một xét nghiệm đơn giản, không gây đau và không ảnh hưởng đến thai nhi. Khi thực hiện, mẹ sẽ được:
📌 Nằm thoải mái trên giường hoặc ghế tựa trong khoảng 20-40 phút.
📌 Bác sĩ sẽ gắn hai đầu dò lên bụng mẹ: một để theo dõi nhịp tim thai, một để ghi nhận cơn co tử cung.
📌 Mẹ có thể được yêu cầu bấm nút khi cảm nhận thai máy để đánh giá phản ứng của thai nhi.
Mẹ cần chuẩn bị gì trước khi làm NST?
👉 Ăn nhẹ trước khi đến kiểm tra để bé có đủ năng lượng cử động.
👉 Đi vệ sinh trước khi vào phòng xét nghiệm để thoải mái hơn.
👉 Giữ tâm lý thư giãn, không lo lắng quá mức.
Kết quả NST có ý nghĩa gì?

✔ Kết quả bình thường (Reactive NST): có ít nhất 2 cử động thai và ngay sau mỗi cử động thai thì nhịp tim thai tăng lên ít nhất 15 nhịp, chứng tỏ thai nhi khỏe mạnh.
❗ Kết quả bất thường (Non-reactive NST): Nếu nhịp tim thai không có sự thay đổi đáng kể hoặc thai ít cử động, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm siêu âm Doppler hoặc kiểm tra khác để đánh giá kỹ hơn.
Lời khuyên cho mẹ bầu
Nếu bác sĩ chỉ định thực hiện Non-Stress Test, mẹ không cần lo lắng. Đây là một xét nghiệm an toàn, giúp theo dõi thai nhi tốt hơn, đặc biệt trong những tuần cuối thai kỳ. Việc tuân thủ lịch khám thai và theo dõi cử động thai mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu an tâm hơn trước khi đón bé yêu chào đời.
📌 Nếu mẹ có bất kỳ lo lắng nào về sức khỏe thai nhi, hãy đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ kịp thời!
Viêm nướu trong thai kỳ là một vấn đề sức khỏe răng miệng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là sự gia tăng hormone progesterone, làm tăng lưu lượng máu đến nướu, khiến nướu dễ bị sưng đỏ, nhạy cảm và dễ chảy máu hơn.
Khâu vòng cổ tử cung (cervical cerclage) là một thủ thuật y tế được thực hiện để ngăn ngừa sinh non do hở eo tử cung. Thủ thuật này thường được thực hiện trong khoảng tuần thứ 14 đến 18 của thai kỳ và tháo bỏ khi thai nhi khoảng 37 tuần tuổi.
Mạch máu tiền đạo là một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng trong thai kỳ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Vậy với tình trạng này, liệu sản phụ có thể sinh thường được không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết.
Chảy máu âm đạo khi mang thai là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Thông thường, đây không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn nên đi khám để kiểm tra vì chảy máu đôi khi có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.
Nếu bạn bị chảy máu trong khi mang thai, có thể do nhiều nguyên nhân. Điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân để bảo vệ sức khỏe của bạn và em bé.
Tiêm ngừa cúm là biện pháp an toàn và hiệu quả giúp mẹ bầu:
✔ Giảm nguy cơ mắc cúm và biến chứng do cúm
✔ Bảo vệ sức khỏe thai nhi ngay từ trong bụng mẹ
✔ Hạn chế lây nhiễm cho trẻ sơ sinh sau khi chào đời
Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đòi hỏi nhiều sự quan tâm và chăm sóc. Một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ mang thai là thiếu máu thiếu sắt. Vậy thiếu máu thiếu sắt khi mang thai là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé? Cùng tìm hiểu nhé!