Tiêm ngừa vắc xin Covid-19 trong thời kỳ mang thai không làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thai lưu
Ds. Nguyễn Tấn Xuân Trang (dịch)
Khoa Dược – Bệnh viện Từ Dũ
Nghiên cứu mới cho thấy rằng tiêm ngừa vắc xin COVID-19 không làm tăng nguy cơ sinh non hoặc các vấn đề về thai cho phụ nữ mang thai, mặc dù có bằng chứng mâu thuẫn trước đó.
Một nghiên cứu mới được công bố trên BMJ cho thấy rằng việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 khi mang thai không liên quan đến tăng nguy cơ sinh non, thai nhỏ hơn tuổi thai khi sinh hoặc thai chết lưu.
Nghiên cứu này trái ngược với các bằng chứng hiện có cho thấy tiêm ngừa vắc xin COVID-19 trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ bất lợi cho mẹ, thai nhi và kết cục trẻ sơ sinh.
Có rất ít bằng chứng về kết cục mang thai với việc tiêm ngừa vắc xin COVID-19. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng nhiễm COVID-19 khi đang mang thai có liên quan đến nguy cơ nhập viện và tử vong mẹ cao hơn, cũng như sinh non và thai lưu. Vắc xin được xem là một biện pháp hiệu quả ngăn việc lây nhiễm vi rút ở cả mẹ và trẻ sơ sinh.
Một nhóm các nhà nghiên cứu Canada đã tìm cách giải quyết tình trạng thiếu thông tin trong dân số này bằng cách đánh giá nguy cơ phụ nữ mang thai sinh non, sinh con nhỏ hơn tuổi thai hoặc thai chết lưu sau khi tiêm vắc xin COVID-19.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hơn 85.000 ca sinh từ một cơ quan đăng ký khai sinh ở Ontario, Canada từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021. Họ xác định trẻ sinh sống và trẻ chết lưu có tuổi thai từ 20 tuần trở lên hoặc cân nặng ít nhất 500 g.
Các yếu tố khác được nghiên cứu bao gồm tuổi của người mẹ khi sinh, chỉ số khối cơ thể trước khi mang thai (BMI), có hút thuốc hoặc sử dụng chất kích thích trong khi mang thai, tình trạng sức khỏe trước đó, số lần sinh sống và thai chết lưu trước đó, khu vực cư trú và thu nhập. Sau đó, tiến hành liên kết các dữ liệu này với thông tin về tiêm chủng COVID-19 ở Ontario.
Trong số các bệnh nhân, 43.099 người đã tiêm ngừa 1 hoặc nhiều lần vắc xin COVID-19 khi mang thai. Hơn 99% được chủng ngừa loại vắc xin mRNA – chủ yếu là Pfizer-BioNTech hoặc Moderna.
Các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan giữa việc tiêm ngừa và nguy cơ sinh non. Trong số các ca sinh non, 6,5% xảy ra ở phụ nữ đã được tiêm ngừa và 6,9% ở phụ nữ chưa tiêm ngừa. Tỷ lệ sinh non tự phát lần lượt là 3,7% và 4,4% ở phụ nữ đã được tiêm ngừa và chưa tiêm ngừa và tỷ lệ sinh rất non lần lượt là 0,59% và 0,89%.
Các nhà nghiên cứu không tìm thấy nguy cơ gia tăng sinh con nhỏ so với tuổi thai do tiêm vắc xin. Tỷ lệ thai nhỏ so với tuổi thai khi sinh xảy ra ở 9,1% phụ nữ đã được tiêm ngừa và thậm chí nhiều hơn ở những người chưa tiêm ngừa với tỷ lệ 9,2%.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy rằng phụ nữ mang thai được tiêm ngừa trong tam cá nguyệt nào không quan trọng. Số lượng liều đã nhận, cũng như loại vắc xin mRNA đều không ảnh hưởng đến những nguy cơ này.
Các tác giả nghiên cứu đã nêu trong thông cáo báo chí “Những phát hiện của chúng tôi có thể thông báo cho việc đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng về việc tiêm chủng vắc xin COVID-19 trong thời kỳ mang thai”.
Nghiên cứu không thể thiết lập mối quan hệ nhân quả bởi vì nó là nghiên cứu quan sát. Các nhà nghiên cứu cho biết nghiên cứu cũng còn hạn chế trong việc đánh giá loại vắc xin mRNA, cùng với việc không thể đánh giá việc tiêm phòng trước khi mang thai hoặc khi đang mang thai.
Họ nói thêm “Cần thêm các nghiên cứu trong tương lai để đánh giá các kết quả tương tự sau khi tiêm ngừa với các loại vắc xin COVID-19 không phải mRNA trong thời kỳ mang thai”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO: https://www.pharmacytimes.com/view/study-finds-covid-19-vaccination-during-pregnancy-does-not-increase-risk-of-preterm-birth-or-stillbirth (29/8/2022)
Non-Stress Test (NST) là một xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi trong những tuần cuối thai kỳ. Bằng cách theo dõi nhịp tim thai và sự phản ứng của thai nhi khi cử động, NST giúp xác định thai nhi có nhận đủ oxy hay không và có dấu hiệu nào của suy thai không.
Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đòi hỏi nhiều sự quan tâm và chăm sóc. Một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ mang thai là thiếu máu thiếu sắt. Vậy thiếu máu thiếu sắt khi mang thai là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé? Cùng tìm hiểu nhé!
Vết rạn da thực chất cũng là các lớp mô sẹo hình thành do sự rách lớp trung bì của da. Khi những vết rách này lành lại tạo thành các vết sẹo mỏng được gọi là vết rạn da.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể liên quan đến sự thay đổi hormon và phá vỡ mô liên kết dưới da. Sợi elastin thường ngắn mỏng hơn so với vùng da khác.
Băng huyết sau sinh là tình trạng sản phụ bị mất một lượng máu rất lớn sau khi sinh con, có thể dẫn đến sốc mất máu. Tình trạng này có thể xảy ra sau khi sinh qua ngả âm đạo (gọi là "sinh thường") hoặc sau khi phẫu thuật để đưa em bé ra ngoài (gọi là "sinh mổ" hoặc "mổ lấy thai"). Đây là một trong 5 tai biến sản khoa thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong mẹ hàng đầu trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, cứ mỗi 4 phút có một sản phụ tử vong vì băng huyết sau sinh.
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Đau đầu khá phổ biến trong thai kỳ. Các loại đau đầu phổ biến nhất là đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu (Migraine). Hầu hết các cơn đau đầu đều xuất hiện và tự hết, nhưng một số trường hợp có thể nặng hơn hoặc gây ra các biến chứng khác. Điều quan trọng là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về bất kỳ cơn đau đầu nào có thể gặp trước, trong hoặc sau khi mang thai.