Tiếp xúc với chất bảo quản trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú
![]() |
Theo nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Massachusetts Amherst - Propylparaben - chất bảo quản hóa học được tìm thấy trong thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm – dù ở liều thấp cũng có thể làm biến đổi những thay đổi ở tuyến vú liên quan đến thai kỳ bằng cách làm giảm khả năng bảo vệ chống lại ung thư vú thường được sinh ra bởi các hormone thai kỳ. Những kết quả này gợi ý rằng propylparaben là một chất hóa học gây rối loạn nội tiết, can thiệp vào hoạt động của các hormone và có thể ảnh hưởng đến tuyến vú.
Trong một thông cáo báo chí, Tiến sĩ Laura Vandenberg cho biết: “Dựa trên kết quả từ các nghiên cứu do ngành tài trợ, chúng tôi phát hiện ra rằng propylparaben phá hủy tuyến vú của chuột ở mức độ phơi nhiễm mà trước đây được coi là an toàn. Chúng tôi cũng thấy được sự ảnh hưởng của propylparaben sau khi dùng liều thấp hơn nhiều lần, điều này giúp phản ánh rõ hơn lượng tích lũy trong cơ thể con người.” Mặc dù nghiên cứu này không đánh giá được nguy cơ gây ung thư vú, nhưng những thay đổi trong mô tuyến vú khi giảm lượng propylparaben tiếp xúc với cơ thể là có liên quan đến việc giảm nguy cơ gây ung thư ở phụ nữ.
Các hormone được sản xuất trong thời kỳ mang thai không chỉ cho phép các mô tuyến vú tạo ra sữa cho trẻ sơ sinh mà còn góp phần làm giảm nguy cơ ung thư vú ở những phụ nữ trẻ tuổi mang thai.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm và kiểm tra tuyến sữa của chuột trong thời kỳ mang thai và cho con bú sau khi cho chúng tiếp xúc với propylparaben 5 tuần. So với những con chuột mang thai không phơi nhiễm với propylparaben, những con chuột được tiếp xúc với chất bảo quản này có những thay đổi tuyến vú bất thường trong thời kỳ mang thai. Chúng đã tăng tỷ lệ sản sinh tế bào, đây là một yếu tố nguy cơ có thể gây ra ung thư vú, cũng như cấu trúc biểu mô ít dày đặc hơn, ít loại tế bào miễn dịch hơn và mô liên kết của tuyến vú mỏng hơn.
Ông Joshua Mogus, đồng tác giả trong thông cáo báo chí, cho biết: “Bởi vì hiện nay chất bảo quản này được sử dụng rộng rãi nên không thể tránh khỏi hoàn toàn việc phơi nhiễm với chúng. Điều quan trọng là các cơ quan y tế có liên quan cần xem xét các hóa chát gây rối loạn nội tiết như một vấn đề về chính sách.”
Ông Joshua Mogus đề nghị các nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào việc phân tích xem phụ nữ mang thai tiếp xúc với propylparaben có thực sự dễ bị ung thư vú hơn hay không. Vì hiện nay phụ nữ mang thai tiếp xúc với propylparaben trong các sản phẩm và thực phẩm chăm sóc cá nhân, nên họ có thể có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Đồng thời khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú nên cố gắng tránh sử dụng các sản phẩm có chứa propylparaben và các paraben khác.
Trần Hoàng Yến Nhi
Khoa Dược
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Exposure to common chemical during pregnancy may reduce protection against breast cancer [news release]. EurekAlert; March 16, 2021. Accessed March 18, 2021. https://www.eurekalert.org/pub_releases/2021-03/uoma-etc031621.php
Khâu vòng cổ tử cung (cervical cerclage) là một thủ thuật y tế được thực hiện để ngăn ngừa sinh non do hở eo tử cung. Thủ thuật này thường được thực hiện trong khoảng tuần thứ 14 đến 18 của thai kỳ và tháo bỏ khi thai nhi khoảng 37 tuần tuổi.
Mạch máu tiền đạo là một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng trong thai kỳ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Vậy với tình trạng này, liệu sản phụ có thể sinh thường được không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết.
Chảy máu âm đạo khi mang thai là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Thông thường, đây không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn nên đi khám để kiểm tra vì chảy máu đôi khi có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.
Nếu bạn bị chảy máu trong khi mang thai, có thể do nhiều nguyên nhân. Điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân để bảo vệ sức khỏe của bạn và em bé.
Tiêm ngừa cúm là biện pháp an toàn và hiệu quả giúp mẹ bầu:
✔ Giảm nguy cơ mắc cúm và biến chứng do cúm
✔ Bảo vệ sức khỏe thai nhi ngay từ trong bụng mẹ
✔ Hạn chế lây nhiễm cho trẻ sơ sinh sau khi chào đời
Non-Stress Test (NST) là một xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi trong những tuần cuối thai kỳ. Bằng cách theo dõi nhịp tim thai và sự phản ứng của thai nhi khi cử động, NST giúp xác định thai nhi có nhận đủ oxy hay không và có dấu hiệu nào của suy thai không.
Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đòi hỏi nhiều sự quan tâm và chăm sóc. Một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ mang thai là thiếu máu thiếu sắt. Vậy thiếu máu thiếu sắt khi mang thai là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé? Cùng tìm hiểu nhé!