Ý kiến từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA): Lợi ích và an toàn trong điều trị tăng huyết áp thai kỳ
DS. Cao Phan Thu Hằng
lược dịch
Theo bản tin NewYork (Reuters Health): Dựa vào những lợi ích và an toàn của việc điều trị đem lại, dữ liệu mới ủng hộ việc điều trị tăng huyết áp thai kỳ (HDP), AHA cho biết trong một tuyên bố khoa học gần đây (1).
Thống kê mới nhất của Hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACC) chỉ ra rằng tăng huyết áp khi mang thai, được định nghĩa là huyết áp tâm thu (con số cao nhất trong kết quả đo huyết áp) từ 140 mmHg trở lên, là nguyên nhân thứ hai gây tử vong mẹ trên toàn thế giới. Các trường hợp nặng có liên quan đến tăng nguy cơ biến chứng trên tim mạch tức thời hoặc ngay sau sinh và thậm chí nhiều năm sau khi sinh. Tăng huyết áp thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ biến chứng cho trẻ như sinh non, trẻ sinh ra nhỏ so với tuổi thai và nhẹ cân (2).
Các mục tiêu điều trị tăng huyết áp trong thời kì mang thai bao gồm ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp nặng và sinh sớm, để thai nhi có thời gian trưởng thành trước sinh (2).
Trong khi định nghĩa về tăng huyết áp trong dân số nói chung ở mức 130/80 mmHg theo Hướng dẫn của ACC/AHA trong dự phòng, phát hiện, đánh giá và quản lý tình trạng huyết áp ở người lớn, hầu hết các hướng dẫn trên thế giới đều xác định tăng huyết áp thai kỳ là 140/90 mmHg. Thiếu sự thống nhất về thời điểm bắt đầu điều trị tăng huyết áp thai kỳ vì lo ngại về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Một số khuyến cáo cho rằng nên bắt đầu điều trị khi các chỉ số huyết áp trong thai kỳ từ 140/90 mm Hg (hướng dẫn của Canada) đến 160/110 mm Hg (hướng dẫn của Hoa Kỳ) (2).
Nhóm tác giả cho hay: Các khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp thai kỳ tại Mỹ thay đổi không nhiều mặc dù có những nguy cơ trước mắt và lâu dài về việc mắc các bệnh tim mạch, không giống như các khuyến cáo về điều trị tăng huyết áp trên nền dân số chung trong nhiều thập kỉ qua. Lý do bao gồm các thắc mắc về lợi ích từ việc bình thường hóa trong điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ mang thai, cùng với những lo ngại đối với sức khỏe thai nhi theo lý thuyết do việc giảm tưới máu tử cung – nhau thai và phơi nhiễm với thuốc hạ huyết áp (1).
Dựa trên đánh giá của nhóm tác giả về các tài liệu hiện có, kết luận rằng việc điều trị HDP có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp nghiêm trọng ở mẹ mà không làm tăng các vấn đề ở thai nhi và trẻ sơ sinh (1). Cần bổ sung thêm các nghiên cứu để xác định mức độ điều trị tăng huyết áp ở ngưỡng thấp hơn vì có thể làm giảm các biến chứng tăng huyết áp nghiêm trọng, cụ thể là tổn thương các cơ quan và tăng huyết áp cấp cứu (2).
Hơn nữa, họ cho rằng việc phân loại lại HDP bằng cách sử dụng ngưỡng chẩn đoán thấp của ACC/AHA là 130/80 mmHg "có thể giúp xác định tốt hơn những phụ nữ có nguy cơ tiền sản giật và các kết cục bất lợi cho thai nhi/trẻ sơ sinh” (1).
Bên cạnh đó, phòng ngừa tăng huyết áp khi mang thai cũng giúp kiểm soát sức khỏe người mẹ cả trong và sau khi sinh. Tuyên bố gần đây cho thấy việc thay đổi lối sống trước và trong khi mang thai có khả năng cải thiện kết cục mẹ và thai nhi (2):
- Thay đổi chế độ ăn uống trước và trong khi mang thai có thể hạn chế tăng cân và cải thiện kết cục thai kỳ.
- Tập thể dục khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ khoảng 30% và giảm nguy cơ tiền sản giật khoảng 40%.
Bác sĩ lâm sàng cần phối hợp với bệnh nhân để xác định phương pháp điều trị tốt nhất và cân nhắc các nguy cơ bất lợi liên quan đến tăng huyết áp (1).
Tiến sĩ Garovic thông tin: Sự phối hợp chặt chẽ giữa AHA và ACOG (Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ) giúp tối ưu hóa chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp thai kỳ và cải thiện kết cục tức thời và lâu dài cho nhiều phụ nữ bị tăng huyết áp trong quá trình mang thai (1).
Nguồn:
(1) Treating Hypertensive Disorders of Pregnancy Beneficial and Safe: AHA, https://www.medscape.com/viewarticle/965079
(2) High blood pressure treatment in pregnancy is safe, prevents maternal heart risks, https://newsroom.heart.org/news/high-blood-pressure-treatment-in-pregnancy-is-safe-prevents-maternal-heart-risks
Non-Stress Test (NST) là một xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi trong những tuần cuối thai kỳ. Bằng cách theo dõi nhịp tim thai và sự phản ứng của thai nhi khi cử động, NST giúp xác định thai nhi có nhận đủ oxy hay không và có dấu hiệu nào của suy thai không.
Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đòi hỏi nhiều sự quan tâm và chăm sóc. Một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ mang thai là thiếu máu thiếu sắt. Vậy thiếu máu thiếu sắt khi mang thai là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé? Cùng tìm hiểu nhé!
Vết rạn da thực chất cũng là các lớp mô sẹo hình thành do sự rách lớp trung bì của da. Khi những vết rách này lành lại tạo thành các vết sẹo mỏng được gọi là vết rạn da.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể liên quan đến sự thay đổi hormon và phá vỡ mô liên kết dưới da. Sợi elastin thường ngắn mỏng hơn so với vùng da khác.
Băng huyết sau sinh là tình trạng sản phụ bị mất một lượng máu rất lớn sau khi sinh con, có thể dẫn đến sốc mất máu. Tình trạng này có thể xảy ra sau khi sinh qua ngả âm đạo (gọi là "sinh thường") hoặc sau khi phẫu thuật để đưa em bé ra ngoài (gọi là "sinh mổ" hoặc "mổ lấy thai"). Đây là một trong 5 tai biến sản khoa thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong mẹ hàng đầu trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, cứ mỗi 4 phút có một sản phụ tử vong vì băng huyết sau sinh.
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Đau đầu khá phổ biến trong thai kỳ. Các loại đau đầu phổ biến nhất là đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu (Migraine). Hầu hết các cơn đau đầu đều xuất hiện và tự hết, nhưng một số trường hợp có thể nặng hơn hoặc gây ra các biến chứng khác. Điều quan trọng là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về bất kỳ cơn đau đầu nào có thể gặp trước, trong hoặc sau khi mang thai.