Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư hiệu quả hiện nay, với mục đích tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, bên cạnh khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư, hóa trị cũng có thể gây tổn thương cho các tế bào khỏe mạnh, dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Mỗi loại thuốc hóa trị có thể gây ra những tác dụng phụ khác nhau, và phản ứng của từng người bệnh đối với các loại thuốc này cũng có sự khác biệt. “Cẩm nang thông tin về tác dụng phụ có thể gặp của thuốc điều trị ung thư truyền tĩnh mạch” được xây dựng nhằm cung cấp thông tin chi tiết về các triệu chứng có thể xảy ra khi sử dụng từng loại thuốc cụ thể, giúp bạn hiểu rõ hơn về những tác dụng phụ có thể gặp phải và cách quản lý chúng hiệu quả.
Cập nhật Hướng dẫn năm 2024 của IDSA trong điều trị nhiễm khuẩn Gram âm kháng thuốc
Metronidazole, một loại kháng sinh thuộc nhóm nitroimidazole được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiễm trùng kỵ khí, thường được dùng với chế độ liều 3 lần một ngày (TID). Tuy nhiên, thuốc có liên quan đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như khó chịu ở đường tiêu hóa và bệnh lý thần kinh ngoại biên, và có thể được giảm bằng cách dùng thuốc với tần suất ít hơn. Một cái nhìn sâu hơn về cơ sở dược động học và bằng chứng lâm sàng ủng hộ việc dùng liều hai lần mỗi ngày (BID) có thể mang lại chiến lược tối ưu nhất trong điều trị các bệnh nhiễm trùng khác nhau.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Bệnh viện Từ Dũ ghi nhận 160 báo cáo ADR, giảm 1,3 lần so với cùng kỳ năm 2023 (209 báo cáo).
Giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân là một vấn đề cần được quan tâm và lưu ý, nhất là ở những bệnh nhân đang nhập viện hoặc đang sử dụng các loại thuốc mới. Bài viết này nhằm thảo luận về việc giảm tiểu cầu miễn dịch do sự phá hủy tiểu cầu thông qua trung gian kháng thể do tiếp xúc với một loại thuốc dẫn đến giảm tiểu cầu đơn độc (những dòng tế bào khác bình thường).
Acid béo omega-3 hiện diện trong cá và hải sản giúp hỗ trợ phát triển chức năng và trí não cho trẻ. Những chất này rất cần thiết vì cơ thể không thể tự tạo ra được. Chế độ ăn thiếu hụt omega-3 cho trẻ em trở thành tiêu chuẩn tại Vương quốc Anh, bất chấp tầm quan trọng đặc biệt của những chất dinh dưỡng này đối với sức khoẻ tinh thần và thể chất. Có thể dự đoán được những hành vi, tâm trạng và khả năng học tập khác nhau giữa các trẻ liên quan đến sự thiếu hụt omega-3.
Kháng sinh β-lactam đường tĩnh mạch vẫn là nền tảng trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn do có phổ kháng khuẩn rộng và khả năng dung nạp tốt. Kháng sinh β-lactam có hoạt tính diệt khuẩn phụ thuộc vào thời gian, trong đó việc giảm tải lượng vi khuẩn có liên quan trực tiếp đến thời gian mà nồng độ thuốc tự do duy trì trên nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của vi khuẩn trong khoảng đưa liều.
Việc nhai, bẻ, nghiền các loại thuốc viên đôi khi cần thiết trong một số trường hợp. Tuy nhiên, các thuốc có dạng bào chế đặc biệt nếu bị nhai, bẻ, nghiền có thể ảnh hưởng đến tác dụng điều trị và tính an toàn của thuốc. Chẳng hạn như nếu nghiền viên phóng thích chậm hoặc phóng thích kéo dài sẽ gây phóng thích một lượng lớn hoạt chất tại một thời điểm nhất định, gây quá liều thuốc và gây nguy hiểm cho người bệnh. Nghiền viên bao tan trong ruột có thể làm cho thuốc bị bất hoạt ở dạ dày hoặc gây kích ứng cho đường tiêu hóa. Nghiền viên bao phim gây phá vỡ lớp bảo vệ giúp che mùi vị khó chịu của thuốc, tránh ánh sáng hoặc tránh các tác dụng có hại tại chỗ của thuốc. Nghiền thuốc gây độc tế bào có thể gây hại cho người nghiền, người bẻ viên thuốc do tiếp xúc với thuốc.
Pseudomonas aeruginosa đa kháng thuốc (MDR-P. aeruginosa) được định nghĩa là không nhạy cảm với ít nhất một loại kháng sinh trong ít nhất ba nhóm kháng sinh mà P. aeruginosa thường nhạy cảm: penicillin, cephalosporin, fluoroquinolon, aminoglycosid và carbapenem. Trong hướng dẫn này, đề kháng “khó điều trị” (DTR) được định nghĩa là P. aeruginosa biểu hiện không nhạy cảm với tất cả các kháng sinh như là: piperacillin-tazobactam, ceftazidim, cefepim, aztreonam, meropenem, imipenem-cilastatin, ciprofloxacin và levofloxacin.
Việc tiêm ngừa vắc xin khi mang thai là rất quan trọng để đảm bảo khả năng miễn dịch chủ động của người mẹ chống lại các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, cũng như khả năng miễn dịch thụ động của trẻ sơ sinh đối với các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Theo quy định, vắc xin sống bị chống chỉ định trong thời kỳ mang thai vì chúng có thể gây nhiễm vi rút huyết/ nhiễm khuẩn huyết cho thai nhi; vắc xin bất hoạt an toàn cho phụ nữ mang thai và thai nhi.
Mang thai [A1] là một trạng thái sinh lý đặc biệt, trong đó việc điều trị bằng thuốc cho sản phụ là mối quan tâm hàng đầu trong thời kỳ mang thai. Vì sinh lý thai kỳ ảnh hưởng đến dược động học của thuốc và một số loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi. Việc sử dụng thuốc trong thai kỳ là sự tham gia của hai cá thể, mẹ và bé. Thai nhi chưa sinh ra được “đồng điều trị” ở giai đoạn dễ bị tổn thương nhất trong cuộc đời. Không giống như ở trẻ em hoặc người lớn, các tác dụng phụ ảnh hưởng đến phôi thai/ thai nhi không được phát hiện sớm để ngăn ngừa những tổn thương có thể kéo dài suốt đời. Do đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra những kiểm soát nghiêm ngặt về nhãn thuốc, sử dụng thuốc trong thai kỳ, cũng như yêu cầu những bằng chứng về độ an toàn, hiệu quả của bất kì thuốc nào trước khi chấp thuận [1,2].
Đau bụng kinh là một tình trạng đặc trưng khi đến kì kinh nguyệt và thường đi kèm với những ảnh hưởng tiêu cực về cảm xúc, sinh lý và sức khỏe. Các triệu chứng đi kèm có thể gồm chuột rút, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn và đau lưng dưới, mỗi triệu chứng có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Đau bụng kinh cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Hệ tiêu hóa con người con người có khoảng 400 loại probiotic. Đây là những vi sinh vật, vi khuẩn và nấm men, có lợi cho cơ thể sống chủ yếu ở ruột già giúp cân bằng tự nhiên hệ vi sinh đường ruột. Hai nhóm probiotic đã được sử dụng trong điều trị là Lactobacillus và Bifidobacterium. Ngoài ra còn có nấm men Saccharomyces boulardii, một số loài E. coli và Bacillus, cả Clostridium butyricum. Thuật ngữ “probiotic” nên được dùng cho các vi khuẩn sống đã được chứng minh trong các nghiên cứu có kiểm soát ở người là mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Trong năm 2023:
- Bệnh viện đã thực hiện 408 báo cáo ADR, tăng 23,3% so với năm 2022 (331 báo cáo). Năm 2023 có số lượng báo cáo ADR nhiều nhất trong giai đoạn 2018-2023.
- Số lượng báo cáo ADR ngoại trú là 66 báo cáo, tăng gấp 2,4 lần so với năm 2022 (28 báo cáo).
Cúm có nhiều khả năng gây bệnh khiến cho phụ nữ mang thai phải nhập viện hơn so với những người trong độ tuổi sinh sản không mang thai. Cúm cũng có thể ảnh hưởng đến em bé đang phát triển. Một dấu hiệu cúm thông thường như sốt, có liên quan đến dị tật ống thần kinh và các kết cục bất lợi khác đối với trẻ trong một số nghiên cứu. Tiêm vắc xin khi đang mang thai cũng có thể giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm sau khi sinh (vì kháng thể được truyền từ mẹ sang con). Những người tiêm vắc xin cúm khi đang mang thai hoặc đang cho con bú cũng tạo được các kháng thể phòng bệnh cúm và truyền cho con qua sữa mẹ.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là một trong những bệnh lý ảnh hưởng đến khoảng 8% phụ nữ có thai. Các loại nhiễm trùng bao gồm: nhiễm trùng tiểu không triệu chứng (ASB), viêm bàng quang cấp và viêm bể thận. Nhìn chung, Escherichia coli là vi khuẩn phổ biến nhất được phân lập trong mẫu nước tiểu của phụ nữ có thai (PNCT). Nhiễm trùng đường tiết niệu có liên quan đến kết cục bất lợi khi mang thai, bao gồm tăng tỷ lệ sinh non và nhẹ cân.
Aspirin liều thấp được sử dụng phổ biến trong thai kỳ để phòng ngừa hoặc trì hoãn sự khởi phát của tiền sản giật (TSG). Theo khuyến cáo trước đây của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), Hiệp hội Y học Bà mẹ -Thai nhi (SMFM) và Cơ quan Y tế dự phòng Hoa Kỳ (USPSTF), điều trị dự phòng ở phụ nữ mang thai có nguy cơ cao TSG bằng aspirin liều thấp (81 mg/ngày) từ 12 tuần tuổi thai và xem xét điều trị dự phòng ở những đối tượng có nhiều hơn một yếu tố nguy cơ trung bình. Cũng theo ACOG và SMFM, thời gian bắt đầu dùng aspirin liều thấp khoảng từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 28 tuổi thai (tốt nhất là trước tuần thứ 16) và duy trì mỗi ngày cho đến khi sinh.
Cập nhật hướng dẫn của idsa trong điều trị nhiễm enterobacterales tiết Ampc beta-lactamase và Enterobacterales kháng Carbapenem
Bệnh dị ứng ở trẻ gia tăng và thường kèm theo vấn đề sức khỏe khác (béo phì, rối loạn giấc ngủ,…) làm giảm chất lượng cuộc sống. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp thường có hệ vi sinh vật mũi họng kém đa dạng hơn trẻ có đường hô hấp bình thường. Hơn nữa, sự xâm nhập của vi khuẩn vào đường hô hấp ở trẻ sơ sinh có liên quan đến bệnh hen suyễn ở trẻ khi lớn.
Đó là nhận định của bệnh viện Từ Dũ sau khi thực hiện thành công các ca thông tim can thiệp bào thai, cứu sống được 4 em bé bị dị tật tim bẩm sinh nặng kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Ngày 15/7, Bệnh viện Từ Dũ (TP. HCM) cho biết đã thực hiện thành công thêm một ca thông tim can thiệp bào thai bị dị tật tim bẩm sinh nặng, đến nay em bé đã ra đời khoẻ mạnh.
Ngày 15-7, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) thông tin nơi đây vừa phối hợp Bệnh viện Nhi đồng 1 mổ lấy thai cho ca thông van tim bào thai cứu thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh nặng.
Massage thông tắc tuyến sữa từ 2-4 lần giúp tăng hiệu quả tiết sữa. Uống nhiều nước 2-3 lít/ngày, không cho bé bú việc tiết sữa sẽ ngưng sớm.
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Thời kỳ hậu sản liên quan đến việc người mẹ trải qua nhiều thay đổi, cả về cảm xúc và thể chất, đồng thời học cách đối phó với tất cả những thay đổi cần thiết khi trở thành một người mẹ. Thời kỳ hậu sản cũng liên quan đến việc bố mẹ học cách chăm sóc trẻ sơ sinh và các hoạt động mới của gia đình. Bên cạnh đó, người mẹ trong giai đoạn này cũng cần chăm sóc tốt cho bản thân để khôi phục lại sức khỏe. Bạn sẽ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, dinh dưỡng tốt và cần có sự giúp đỡ của người khác trong ít nhất vài tuần đầu sau sinh.
STD là các bệnh nhiễm thông qua tiếp xúc tình dục. Nó có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng đối với cơ thể bạn – thậm chí dẫn đến tử vong (như HIV, viêm gan siêu vi B)
Ngoại trừ cảm cúm, STD là bệnh truyền nhiễm thường gặp nhất ở Mỹ, với hàng triệu trường hợp nhiễm mới mỗi năm. Mặc dù, một vài STD có thể điều trị khỏi, nhưng cũng có những loại không thể điều trị khỏi được.
Tình dục là điều quan trọng đối với cả nam giới và phụ nữ. Tình dục sẽ giúp cả hai tăng cường hoạt động thế chất và trải nghiệm tâm lý khác nhau với mỗi người
Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, bạn nên ngừa thai ít nhất 18 tháng sau sinh để cơ thể có được sự hồi phục tốt nhất cả về thể chất lẫn tinh thần trước khi mang thai lại. Do đó lựa chọn 1 biện pháp ngừa thai là một trong những vấn đề người phụ nữ cần quan tâm sau sinh. Tránh thai đúng cách và đúng thời điểm sẽ giúp chúng ta tránh được mang thai ngoài ý muốn.
Que cấy tránh thai là gì?
Là những ống nhỏ bằng chất dẻo chứa nội tiết progestin, được cấy dưới da, mặt trong của cánh tay không thuận của người phụ nữ, và có tác dụng ngừa thai. Hiệu quả ngừa thai lên đến 99,95% và kéo dài từ 3-5 năm.
Phá thai không an toàn vẫn là một vấn đề ở Việt Nam, với tỷ lệ mang thai không mong muốn và phá thai cao. Theo nghiên cứu của UNFPA năm 2016, hơn một nửa số ca phá thai là do mang thai ngoài ý muốn, và 17.4% phụ nữ đã phá thai ít nhất một lần. Các hậu quả của phá thai không an toàn bao gồm chảy máu, nhiễm trùng, vô kinh, vô sinh, sảy thai liên tục, thai ngoài tử cung và nhau tiền đạo. Những quan niệm sai lầm về sinh sản và biện pháp tránh thai cũng như thời điểm tránh thai thường dẫn đến thai ngoài ý muốn và quyết định phá thai. Do đó, cần thiết phải có các phương pháp tránh thai hiệu quả và an toàn.
Với các thông tin của bài “Thai nghén thất bại sớm: dấu hiệu lâm sàng và siêu âm mà bệnh nhân hiếm muộn cần biết” sẽ giúp bệnh nhân hiếm muộn nhận biết thai của mình phát triển có bình thường hay không, các dấu hiệu thai dọa sảy, thai ngưng tiến triển trong tử cung, … để bệnh nhân bớt hoang mang, lo lắng về tình trạng thai nghén của mình.
Nuôi phôi nang là một tiến bộ trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản ngày nay. Nuôi phôi nang có ý nghĩa phôi học lâm sàng, nhằm nâng cao chất lượng phôi chọn để chuyển vào buồng tử cung của người vợ trong những chu kỳ thụ tin trong ống nghiệm.
Xuất tinh ngược dòng là một tình trạng xuất tinh bất thường trong đó tinh dịch không xuất ra ngoài cơ thể qua niệu đạo mà đi ngược vào bàng quang.
Hysterosalpingography (viết tắt là chụp HSG, hay chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng tia X để kiểm tra tình trạng bên trong lòng tử cung và vòi trứng.
Thời gian từ 01 đến 08/8/2024
Nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo. Dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Bảo vệ cơ thể chống các bệnh nhiễm khuẩn. Sữa mẹ giúp bé phát triển trí thông minh.
Cách bế trẻ khi cho bú đúng, hiệu quả
Cách ngậm bắt vú đúng
Một số tư thế khác khi cho trẻ bú mẹ
Khóc - Thư giãn - Tỉnh táo - Vận động - Nghỉ ngơi - Trườn - Làm quen vú mẹ - Bú mẹ - Ngủ
Đưa trẻ từ 9 tháng - 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vacvine đi tiêm đầy đủ và đúng lịch
Nghẹt mũi, nấc cụt, vàng da, vặn mình, đỏ mặt
Là những thai kỳ với ít nhất 1 vết mổ cũ trên cơ tử cung như: vết mổ lấy thai, mổ bóc u xơ tử cung, mổ tạo hình tử cung, thủng tử cung do nạo hút thai.
Cấy que, triệt sản, bao cao su, que cấy tránh thai, thuốc ngừa thai, viên uống tránh thai
Theo định nghĩa y khoa, tình trạng sẩy thai tái phát hay còn gọi là sẩy thai liên tiếp là khi người mẹ bị sẩy thai tự nhiên từ 2-3 lần trở lên, nghĩa là thai ngừng tiến triển và được tống xuất khỏi buồng tử cung trước 24 tuần hoặc cân nặng của thai dưới 500g.
Thalassemias là một nhóm các bệnh thiếu máu di truyền, đặc trưng bởi sự khiếm khuyết trong tổng hợp huyết sắc tố Hemoglobin (Hb) – một thành phần quan trọng để vận chuyển oxy ở hồng cầu người.
Theo khuyến cáo mới cập nhật của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), người bệnh có thể được tiêm vắc xin Cúm và vắc xin Covid 19 trong cùng một lần khám.
Băng huyết sau sinh là tình trạng sản phụ bị mất một lượng máu rất lớn sau khi sinh con, có thể dẫn đến sốc mất máu. Tình trạng này có thể xảy ra sau khi sinh qua ngả âm đạo (gọi là "sinh thường") hoặc sau khi phẫu thuật để đưa em bé ra ngoài (gọi là "sinh mổ" hoặc "mổ lấy thai"). Đây là một trong 5 tai biến sản khoa thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong mẹ hàng đầu trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, cứ mỗi 4 phút có một sản phụ tử vong vì băng huyết sau sinh.
Đau đầu khá phổ biến trong thai kỳ. Các loại đau đầu phổ biến nhất là đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu (Migraine). Hầu hết các cơn đau đầu đều xuất hiện và tự hết, nhưng một số trường hợp có thể nặng hơn hoặc gây ra các biến chứng khác. Điều quan trọng là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về bất kỳ cơn đau đầu nào có thể gặp trước, trong hoặc sau khi mang thai.
Vỡ ối non (PROM) xảy ra khi túi ối, bao bọc em bé trong thai kỳ, bị rách trước khi chuyển dạ. Nếu PROM xảy ra trước tuần thứ 37, được gọi là vỡ ối non trên thai non tháng (PPROM).
Tiền sản giật xảy ra khi bạn đang mang thai và bị huyết áp cao kèm theo có protein trong nước tiểu (tiểu đạm). Tiền sản giật có nhiều mức độ nặng khác nhau và thường xảy ra vào cuối thai kỳ. Trong một số trường hợp, tiền sản giật có thể xuất hiện sớm hơn trong thai kỳ hoặc muộn hơn sau sinh. Bạn có thể tự bảo vệ mình bằng cách tìm hiểu các triệu chứng, dấu hiệu gợi ý của tiền sản giật và đến gặp bác sĩ để được chăm sóc trước sinh thường xuyên. Phát hiện tiền sản giật sớm có thể làm giảm nguy cơ mắc phải các vấn đề lâu dài cho cả mẹ và bé.
“Xuống sữa” là hiện tượng sữa chảy ra từ vú. Đó là một phản xạ bình thường xảy ra khi các dây thần kinh ở vú của bạn bị kích thích, thường là do bé bú. Là một phản xạ bình thường khi bé ngậm vú của bạn, nhưng nó cũng có thể diễn ra trước khi bé ngậm vú như khi bạn nghe thấy tiếng con khóc hoặc đến cử bú nhưng chưa thế cho bé bú. Điều này tạo ra một chuỗi các sự kiện trong cơ thể và các hormone được giải phóng vào máu của bạn.
Rối loạn chức năng sàn chậu là những tác động được gây ra bởi sức nặng khi mang thai và áp lực căng giãn của cuộc sinh khiến chức năng cơ sàn chậu của người phụ nữ không thể hoạt động bình thường ngay từ trong thai kỳ đến sau sinh và cả sau này.
Rối loạn chức năng sàn chậu ở phụ nữ sau sinh là một vấn đề rất hay gặp.
Vệ sinh, dinh dưỡng, vận động
Dinh dưỡng, vệ sinh, vận động, nuôi con bằng sữa mẹ,...
Chảy máu tử cung bất thường tuổi dậy thì là tên mà các bác sĩ sử dụng để mô tả khi có điều gì đó không ổn xảy ra với chu kỳ kinh nguyệt của một cô gái trong độ tuổi dậy thì (từ 10 đến 19 tuổi – theo WHO). Các bác sĩ đôi khi còn gọi là "chảy máu tử cung do rối loạn chức năng". Trong phần lớn trường hợp, chảy máu tử cung bất thường tuổi dậy thì không phải là điều đáng lo ngại.
Hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn nội tiết và chuyển hóa toàn thân, đặc trưng bởi một vài hoặc nhiều triệu chứng như rậm lông, mụn trứng cá, hói đầu ở phụ nữ trưởng thành, rối loạn kinh nguyệt và buồng trứng đa nang. Hội chứng này ảnh hưởng đến khoảng 5-18% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng, có thể là do kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường sống. Sinh lý bệnh khá phức tạp, đến nay vẫn chưa được hiểu rõ. Hội chứng này gây nên nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài cho người phụ nữ, đáng lưu ý là vô sinh và tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường.
Teo âm đạo là khi thành âm đạo trở nên mỏng, khô và dễ bị viêm. Điều này xảy ra khi cơ thể bạn tạo ra ít estrogen hơn, chẳng hạn như thời kỳ trong và sau mãn kinh.
Xuất huyết giữa chu kỳ là hiện tượng chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí khi đang mang thai.