Ăn chay có an toàn khi mang thai không?
Ths.Ds Thân Thị Mỹ Linh – Khoa Dược
(lược dịch)
Ăn chay là chế độ ăn sử dụng chủ yếu các loại thực vật. Chế độ ăn này đang ngày càng trở nên phổ biến khi mọi người cố gắng lựa chọn các thực phẩm tốt hơn cho sức khỏe. Thực vật là một lựa chọn hợp lý, đặc biệt là các loại thực vật nhiều màu sắc vì chúng nhiều chất dinh dưỡng hơn. Ăn chay đã được chứng minh mang lại một số lợi ích sức khỏe như kiểm soát tốt chỉ số khối cơ thể, béo phì và tiểu đường thấp… Khi ăn chay, cơ thể sẽ nhận được các chất dinh dưỡng nhiều hơn (magiê, folate và chất xơ…).
Khi có ý định mang thai, có hai vấn đề quan trọng cần lưu ý cho những phụ nữ ăn chay đó là sự thiếu hụt vitamin B12 và sự thiếu hụt một số chất dinh dưỡng khác.
Báo cáo hàng loạt ca được tổng hợp bởi Drs Dror và Allen vào năm 2008 khi xem xét 30 trường hợp thiếu vitamin B12 nghiêm trọng khi mang thai ở phụ nữ ăn chay trường cũng như ở phụ nữ bị thiếu máu ác tính. Trong số 30 phụ nữ ăn chay trường bị thiếu B12 khi mang thai, khoảng 60% con của họ bị chậm phát triển nghiêm trọng và 37% bị teo não. Với việc bổ sung vitamin B12, nhiều triệu chứng thần kinh ở trẻ sơ sinh đã được cải thiện ngay lập tức, nhưng theo thời gian 50% trẻ vẫn bị chậm phát triển. Để hạn chế các ảnh hưởng lâu dài của tình trạng thiếu vitamin B12, cần khuyến cáo cho các phụ nữ ăn chay trường mang thai hoặc có dự định mang thai bổ sung đủ lượng vitamin B12, sắt, kẽm và chất béo omega-3 chuỗi dài trong thai kỳ.
Bài viết từ Tạp chí Sản phụ khoa Anh năm 2015 là một bài tổng quan hệ thống từ rất nhiều nghiên cứu. Các tác giả đã tìm thấy khoảng 13 nghiên cứu kết cục thai phụ và trẻ sơ sinh, khoảng chín nghiên cứu trong số đó có ghi nhận tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng; tuy nhiên trong bài tổng hợp này không có thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên về chế độ ăn chay trong thai kỳ. Do vậy, rất khó để đưa ra các khuyến nghị lâm sàng rõ ràng và các dữ liệu dịch tễ học không đồng nhất.
Mối quan tâm chính của chế độ ăn chay là khiến bệnh nhân có nguy cơ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, vitamin B12, sắt, kẽm và chất béo omega-3 chuỗi dài. Các chất béo omega-3 chuỗi dài chỉ có trong các loại cá giàu chất béo và hải sản. Với những lợi ích của chất béo omega-3 ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn tâm thần hoặc tiền sử rối loạn tâm thần, nên bổ sung thêm chất béo omega-3 chuỗi dài cho những người ăn chay. Một số dữ liệu cho thấy những phụ nữ ăn nhiều cá hoặc có nồng độ DHA cao hơn thì nguy cơ trầm cảm sau sinh thấp hơn nhiều.
Đó là một số vấn đề liên quan đến chế độ ăn chay và ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng trong thai kỳ. Trong y học, nhà lâm sàng không được chọn bệnh nhân với các tôn giáo, tín ngưỡng hoặc chế độ ăn uống khác nhau. Các nhà lâm sàng phải có trách nhiệm giúp người bệnh hiểu được hậu quả của các chế độ ăn uống và hướng dẫn họ dinh dưỡng đầy đủ bằng thực phẩm hoặc các sản phẩm bổ sung thích hợp.
Tài liệu tham khảo
https://www.medscape.com/viewarticle/872544
- Bệnh viện đã thực hiện 378 báo cáo ADR, giảm 7,9% so với năm 2023 (408 báo cáo), tăng 14,2% so với năm 2022 (331 báo cáo).
- Số lượng báo cáo ADR ngoại trú là 18 báo cáo, giảm 3,6 lần so với năm 2023 (66 báo cáo).
- Bệnh viện Từ Dũ được Trung tâm DI&ADR quốc gia xếp hạng 8/991 cơ sở khám chữa bệnh có hoạt động theo dõi ADR hiệu quả trong báo cáo tổng kết ADR quốc gia vào tháng 9/2024.
Mirvetuximab soravtansine-gynx đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt điều trị cho bệnh nhân trưởng thành mắc ung thư biểu mô buồng trứng, ống dẫn trứng, hoặc ung thư phúc mạc nguyên phát dương tính với thụ thể folat alpha (FRα), kháng hóa trị, là những bệnh nhân đã trải qua 3 liệu trình điều trị trước đó. Theo các chuyên gia, bệnh nhân mắc các loại ung thư này thường được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, trải qua phẫu thuật và sau đó được điều trị bằng phác đồ hóa trị có platinum nhưng có thể trở nên kháng thuốc.
Kháng sinh (KS) phổ rộng được xem như “thần dược” để điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng khi tác nhân gây bệnh chưa được xác định. Mục đích sử dụng KS phổ rộng nhằm bao phủ nhiều loại tác nhân vi khuẩn gram dương và gram âm, bao gồm cả các tác nhân kháng thuốc trong khi chờ kết quả nuôi cấy. Tuy nhiên, việc sử dụng bừa bãi các KS phổ rộng cũ và mới đã góp phần đáng kể vào sự gia tăng tình trạng kháng kháng sinh (AMR) – một vấn đề sức khỏe toàn cầu đáng lưu ý.
Những dữ kiện của một nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy: đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và tử vong ở trẻ sơ sinh nguyên nhân do liên cầu khuẩn nhóm B (GBS). Có nhiều lý do như: thay đổi hệ vi sinh vật âm đạo, giảm đáp ứng miễn dịch và quá trình điều hoà thích nghi của vi khuẩn.
Tiền sản giật là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ. Bệnh lý tiền sản giật có liên quan đến sự xâm lấn tế bào nuôi nhau thai và sự tái cấu trúc động mạch xoắn tử cung. Với đặc tính kháng viêm, aspirin được giả thuyết rằng có thể cải thiện sự bám nhau giúp ngăn ngừa tiền sản giật. Vì vậy, spirin liều thấp được khuyến cáo sử dụng để dự phòng tiền sản giật trong thai kỳ. Mặt khác, aspirin cũng được chỉ định cho các trường hợp thai giới hạn tăng trưởng, sinh non, thai lưu.
Sốt là triệu chứng phổ biến trong thực hành lâm sàng hàng ngày và một số lượng lớn người bệnh nhập viện do sốt. Nhiều người bệnh được dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi-rút, thuốc kháng nấm hoặc thuốc kháng ký sinh trùng, nếu coi nhiễm trùng là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, thuốc được dùng để điều trị có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây sốt trong bối cảnh như vậy