Bổ sung Acid folic làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi
DS. Dương Thị Thanh Sương (lược dịch)
Tại Hoa Kỳ, dị tật ống thần kinh ở thai nhi là một dị tật phổ biến, ước tính khoảng 3.000 trường hợp mỗi năm. Những dị tật này xảy ra do sự khiếm khuyết của phôi thai khi hình thành ống thần kinh. Một số dị dạng thần kinh nghiêm trọng như: khuyết não bẩm sinh, thoát vị não, nứt đốt sống bẩm sinh,... có thể dẫn đến tử vong hoặc khiếm khuyết thần kinh, vận động trong quá trình phát triển của trẻ. Đa số những khiếm khuyết này là do thiếu hụt lượng acid folic khi mang thai.
Acid folic (hay còn gọi là vitamin B9), là một loại vitamin tan trong nước có mặt trong nhiều loại thực phẩm như: trái cây, rau xanh, đậu, hải sản, thịt, gia cầm, các sản phẩm từ sữa,… Mặc dù acid folic có khả năng được cung cấp từ nhiều loại thực phẩm khác nhau thông qua chế độ ăn uống, đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhất là trường hợp mang thai ngoài ý muốn thì việc bổ sung acid folic càng phải tích cực hơn do nhu cầu phát triển của thai nhi.
Theo Cơ quan Y tế dự phòng Hoa Kỳ (The U.S. Preventive Services Task Force (USPSTF)), việc bổ sung acid folic ở phụ nữ có kế hoạch mang thai và trong độ tuổi sinh sản mang lại lợi ích so với việc không bổ sung đầy đủ.
Nguy cơ dị tật ống thần kinh do thiếu hụt acid folic
Một số bằng chứng cho thấy, acid folic cần thiết cho quá trình tổng hợp nucleotid. Trong trường hợp thiết hụt acid folic, sẽ làm suy giảm quá trình tổng hợp nucleotid và ảnh hưởng đến chức năng sao chép của DNA, RNA và làm khiếm khuyết ống thần kinh.
Yếu tố nguy cơ dị tật ống thần kinh
- Tất cả các trường hợp mang thai đều có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh.
- Tiền sử bệnh, tiền sử gia đình có người bị dị tật ống thần kinh.
- Kém hấp thu.
- Béo phì, bệnh đái tháo đường trước khi mang thai.
- Sử dụng thuốc chống động kinh.
Thời gian cần bổ sung acid folic
Mảng thần kinh được hình thành và đóng lại sớm trong vòng 26 đến 28 ngày sau thụ tinh. Do đó, thời gian quan trọng để bổ sung acid folic là từ 1 tháng trước khi thụ thai và 2-3 tháng đầu của thai kỳ. Để dự phòng cho trường hợp mang thai ngoài ý muốn, những người có dự định mang thai hoặc trong độ tuổi sinh sản nên được tư vấn bổ sung acid folic mỗi ngày.
Liều lượng
Tất cả phụ nữ có kế hoạch mang thai hoặc đang trong độ tuổi sinh sản có thể bổ sung tối thiểu 400μg acid folic mỗi ngày. Các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin không kê đơn trên thị trường hiện nay có hàm lượng acid folic từ 400-800μg giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Tác hại của acid folic
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra không có mối liên quan giữa acid folic và các tác hại nghiêm trọng trên cơ thể thai phụ và thai nhi.
Tài liệu tham khảo:
US Preventive Services Task Force. Folic Acid Supplementation to Prevent Neural Tube Defects: US Preventive Services Task Force Reaffirmation Recommendation Statement. JAMA. 2023;330(5):454–459. doi:10.1001/jama.2023.12876
Sốt là triệu chứng phổ biến trong thực hành lâm sàng hàng ngày và một số lượng lớn người bệnh nhập viện do sốt. Nhiều người bệnh được dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi-rút, thuốc kháng nấm hoặc thuốc kháng ký sinh trùng, nếu coi nhiễm trùng là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, thuốc được dùng để điều trị có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây sốt trong bối cảnh như vậy
Năm 2024, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã ban hành hướng dẫn về việc sử dụng doxycyclin dự phòng sau phơi nhiễm (doxy-PEP) để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). Dự phòng sau phơi nhiễm là một chiến lược hoá trị dự phòng, trong đó thuốc được dùng sau khi có khả năng phơi nhiễm để ngăn ngừa nhiễm trùng. Đây là một chiến lược phòng ngừa phổ biến và hiệu quả đối với HIV và các bệnh nhiễm trùng khác, chẳng hạn như bệnh dại và uốn ván. Doxycyclin là một kháng sinh nhóm tetracyclin phổ rộng dung nạp tốt và được khuyến cáo điều trị bệnh chlamydia và là phương pháp thay thế trong điều trị giang mai ở những bệnh nhân không có thai.
Việc bẻ, nghiền viên nén không bao, bao phim, bao đường hoặc mở viên nang giải phóng dược chất tức thì không làm thay đổi sinh khả dụng của thuốc và giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn
Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ. Các yếu tố dược động học ở trẻ sơ sinh thay đổi liên tục do sự phát triển nhanh về sinh lý. Tiêm tĩnh mạch thường được sử dụng trong điều trị cho trẻ sơ sinh, đặc biệt khi trẻ đang điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực. Khi tiêm tĩnh mạch, hiệu quả gần như tức thời. Hầu hết các loại thuốc tiêm tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh có những yêu cầu riêng về độ pha loãng và/hoặc tốc độ truyền.
Trong giai đoạn năm 2018-2021, Mạng lưới An toàn Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NHSN) đã báo cáo rằng 0,4% (n = 1.951) các ca nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (HAI) ở Hoa Kỳ nguyên nhân do Acinetobacter spp. gây ra. Trong số này có 28-45% không nhạy cảm với kháng sinh carbapenem (tức là trung gian hoặc đề kháng).
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau: