Các chuyên gia của FDA cho rằng các Fluoroquinolon cần được tăng cường cảnh báo
DS. Võ Trương Diễm Phương (lược dịch)
Khoa Dược – BV Từ Dũ
Theo một nhóm chuyên gia của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), nhãn thuốc fluoroquinolon cần nhiều cảnh báo mạnh hơn về các nguy cơ tác dụng có hại nghiêm trọng như viêm gân, đứt gân, kéo dài khoảng QT và bệnh thần kinh ngoại biên.
Uỷ ban cố vấn về thuốc kháng sinh (ADMAC) và Uỷ ban cố vấn quản lý nguy cơ và an toàn về thuốc của FDA đã thảo luận về việc sử dụng các thuốc kháng sinh fluoroquinolon trong điều trị viêm xoang cấp tính do vi khuẩn (ABS), đợt cấp của viêm phế quản mạn tính do vi khuẩn ở những người có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (ABECD-COPD) và nhiễm trùng niệu không biến chứng.
Nhãn thuốc fluoroquinolon hiện nay đã có cảnh báo về nguy cơ viêm gân, đứt gân, ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương, bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh nhược cơ trầm trọng, kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh, nhạy cảm ánh sáng và quá mẫn cảm. Tuy nhiên, các chuyên gia muốn nhấn mạnh hơn các nguy cơ được chỉ ra cần sự thận trọng đặc biệt (black box warning).
Nhóm chuyên gia cũng bỏ phiếu về nguy cơ và lợi ích của các thuốc kháng sinh fluoroquinolon tác dụng toàn thân không ủng hộ cho các chỉ định hiện được ghi trên nhãn thuốc cho điều trị ABS (nhất trí), ABECB-COPD (2 đồng ý, 18 không đồng ý, 1 phiếu trắng) hoặc nhiễm trùng niệu không biến chứng (1 đồng ý, 20 không đồng ý).
Các fluoroquinolon gồm Ciprofloxacin, Levofloxacin, Moxifloxacin, Ofloxacin và Gemifloxacin hiện đã được phê duyệt cho ít nhất một trong các bệnh này.
Những tác dụng phụ kể trên được ghi nhận trên nhiều bệnh nhân hơn từ khi FDA cho phép sử dụng các thuốc fluoroquinolon và nhiều người cho rằng FDA nên cập nhật nhãn các thuốc này. Hơn 30 chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm nhiều năm của họ về ảnh hưởng của fluoroquinolon.
“Tác dụng phụ hiếm gặp sẽ trở nên phổ biến hơn khi một kháng sinh bị lạm dụng thường xuyên”, một thành viên của ADMAC cho biết.
Hiệp hội bệnh nhiễm trùng Hoa Kỳ khuyến cáo các fluoroquinolon là lựa chọn hàng thứ hai cho bệnh nhân dị ứng với các kháng sinh khác, bệnh nhân thất bại điều trị với các kháng sinh trước đó và bệnh nhân có tác nhân gây bệnh đề kháng với các kháng sinh hàng đầu.
Kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng niệu không biến chứng
Trong các nghiên cứu có đối chứng với giả dược, liệu pháp kháng sinh cho nhiễm trùng niệu không biến chứng có hiệu quả loại bỏ vi khuẩn và triệu chứng bệnh. Trong một nghiên cứu có đối chứng với Ibuprofen, liệu pháp kháng sinh có hiệu quả loại bỏ các vi sinh gây bệnh nhưng ở cả hai nhóm điều trị đều loại bỏ triệu chứng bệnh tương tự nhau.
“Dựa theo các hướng dẫn điều trị, đây là chỉ định mà các fluoroquinolon dường như bị lạm dụng nhiều nhất… Cần xem xét để thay đổi nhãn của các fluoroquinolon không chỉ do tác dụng phụ mà còn do thực tế phơi nhiễm ở người và cần để dành các thuốc này cho những chỉ định khác khi cần thiết”, một thành viên của ADMAC cho biết.
Tài liệu tham khảo
http://www.medscape.com/viewarticle/854067#vp_2
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.
Sự ra đời của vắc-xin giúp chúng ta chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tổ chức y tế thế giới ước tính chương trình tiêm chủng hiện nay giúp ngăn ngừa 3,5-5 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm và sởi [2].
Phòng ngừa suy nhược, mệt mỏi, đau nhức:
Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định
Chế độ ăn hợp lý trao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.
Chườm khăn lạnh nếu có nhức mỏi, đau cơ.
Phòng ngừa thiếu máu, mệt mỏi:
Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định.
Chế độ ăn hợp lý trao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.
Ung thư nội mạc tử cung là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ sáu ở phụ nữ trên thế giới, bệnh thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh, với độ tuổi từ 60 trở lên. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, bệnh bắt đầu từ tế bào nội mạc tử cung và lớp nội mạc tăng sinh không đồng nhất. Hầu hết, các trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn sớm và thường được điều trị bằng phẫu thuật và/hoặc xạ trị, đạt tỷ lệ sống sau 5 năm từ 80% đến 90%. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán giai đoạn tiến triển, tỷ lệ sống sót sau 5 năm giảm dưới 20%.