Căng thẳng tâm lý vào cuối thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển vận động của trẻ
Ds. Nguyễn Tấn Xuân Trang (Dịch)
Khoa Dược – Bv Từ Dũ
Theo một nghiên cứu gần đây, căng thẳng trong giai đoạn cuối thai kỳ có tác động tiêu cực đến sự phát triển vận động của trẻ.
Những việc gây căng thẳng như là các vấn đề về tài chính, hôn nhân cũng như việc chuyển nhà vào khoảng cuối thai kỳ cho thấy có liên quan đến sự chậm phát triển vận động ở trẻ cho đến 17 năm sau đó. Ảnh hưởng này không thể hiện rõ ở những trẻ có mẹ bị căng thẳng tâm lý trong giai đoạn đầu thai kỳ. [Child Dev 2015; doi: 10.1111/cdev.12449]
Những căng thẳng liên quan về tài chính là thường gặp nhất, 789 thai phụ (28,1%) cho biết đã từng gặp những căng thẳng này vào trước tuần thứ 18, trong khi đó 665 thai phụ (25,7%) đã gặp căng thẳng vào 4 tháng cuối thai kỳ.
Vấn đề gây căng thẳng phổ biến thứ hai là những vấn đề liên quan đến thai kỳ, 26,1% thai phụ đã từng gặp những căng thẳng này trước tuần thứ 18 và 19,8% gặp phải vào 4 tháng cuối thai kỳ.
2.900 phụ nữ ở trung tâm nghiên cứu đoàn hệ về thai kỳ ở Tây Úc (Raine) đã được yêu cầu điền vào bảng câu hỏi ở tuần tuổi thai thứ 18 và 34. Theo dõi thu thập số liệu về sự phát triển vận động ở những trẻ này khi 10, 14 và 17 tuổi. Các nhà nghiên cứu sử dụng các chỉ số phát triển thần kinh cơ (NDI) để xác định điểm phát triển vận động, và điểm ≤ 85 biểu thị cho sự chậm phát triển vận động mức độ nhẹ.
Vào thời điểm 10 tuổi, 80 trẻ trong nhóm có mẹ không bị căng thẳng cho thấy có biểu hiện sự chậm phát triển vận động mức độ nhẹ so với 156 trẻ trong nhóm có mẹ bị căng thẳng nhiều (22,7 vs 28,8%, p = 0,082). Vào thời điểm 17 tuổi, 68 trẻ trong nhóm có mẹ không bị căng thẳng có biểu hiện chậm phát triển vận động mức độ nhẹ so với 144 trẻ trong nhóm có mẹ bị căng thẳng nhiều (26,2 vs 34%, p = 0,029).
Trẻ sinh ra từ các bà mẹ hay gặp căng thẳng nhiều (≥ 3 sự việc gây căng thẳng trong khi mang thai) có khả năng vận động thấp hơn so với những trẻ sinh ra từ các bà mẹ không hoặc ít (0-2 sự việc gây căng thẳng) bị căng thẳng ở cả 3 thời điểm khảo sát. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là một hiệu ứng tích lũy, mẹ càng gặp phải căng thẳng nhiều sẽ càng gây ra tác động lớn đến sự phát triển vận động ở trẻ.
Cần có thêm những nghiên cứu để xác định cách thức mà sự căng thẳng vào giai đoạn cuối thai kỳ gây ảnh hưởng phát triển vận động của trẻ, có thể là thông qua nội tiết hoặc sự phát triển vỏ tiểu não hoặc các tế bào thần kinh trong hệ viền của trẻ.
Việc chăm sóc tốt hơn sức khỏe tinh thần khi mang thai có thể giúp giảm bớt căng thẳng ở thai phụ và do đó cải thiện kết cục của trẻ.
Nguồn:
Stress in late pregnancy affects offspring’s motor development (Roshini C. – MIMs doctor 12/2015)
Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ. Các yếu tố dược động học ở trẻ sơ sinh thay đổi liên tục do sự phát triển nhanh về sinh lý. Tiêm tĩnh mạch thường được sử dụng trong điều trị cho trẻ sơ sinh, đặc biệt khi trẻ đang điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực. Khi tiêm tĩnh mạch, hiệu quả gần như tức thời. Hầu hết các loại thuốc tiêm tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh có những yêu cầu riêng về độ pha loãng và/hoặc tốc độ truyền.
Trong giai đoạn năm 2018-2021, Mạng lưới An toàn Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NHSN) đã báo cáo rằng 0,4% (n = 1.951) các ca nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (HAI) ở Hoa Kỳ nguyên nhân do Acinetobacter spp. gây ra. Trong số này có 28-45% không nhạy cảm với kháng sinh carbapenem (tức là trung gian hoặc đề kháng).
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.
Sự ra đời của vắc-xin giúp chúng ta chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tổ chức y tế thế giới ước tính chương trình tiêm chủng hiện nay giúp ngăn ngừa 3,5-5 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm và sởi [2].