Cập nhật hướng dẫn điều trị lậu của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)
DS. Nguyễn Tấn Xuân Trang (lược dịch)
Khoa Dược – Bệnh viện Từ Dũ
Neisseria gonorrhoeae là một trong những tác nhân chính gây ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản nếu điều trị không hiệu quả. Bên cạnh đó, vi khuẩn này còn phát triển rất nhanh tình trạng đề kháng kháng sinh. Năm 2010, theo khuyến cáo của CDC, phối hợp 02 kháng sinh Ceftriaxon với Azithromycin được xem là lựa chọn đầu tay điều trị lậu không biến chứng ở cổ tử cung, niệu đạo, trực tràng và kết hợp đồng điều trị Chlamydia trachomatis. Tuy nhiên, tỷ lệ đề kháng với Azithromycin được ghi nhận ngày càng tăng cùng với việc phải sử dụng phối hợp nhiều loại kháng sinh, CDC đã đánh giá lại khuyến cáo này và cập nhật hướng dẫn mới về việc điều trị lậu.
Đối với trường hợp điều trị nhiễm trùng lậu không biến chứng ở cổ tử cung, niệu đạo hoặc trực tràng:
Ceftriaxon 500mg tiêm bắp liều duy nhất.
Đối với người bệnh ≥ 150 kg: Sử dụng liều Ceftriaxon 1g tiêm bắp.
Nếu nhiễm Chlamydia chưa được loại trừ nên phối hợp điều trị thêm Chlamydia bằng Doxycyclin đường uống 100mg x 2 lần/ ngày x 7 ngày. Với trường hợp có thai, điều trị Chlamydia bằng Azithromycin 1g liều duy nhất.
Các lựa chọn thay thế khi không có Ceftriaxon:
- Gentamicin 240mg tiêm bắp liều duy nhất + Azithromycin 2g uống liều duy nhất HOẶC
- Cefixim 800mg uống liều duy nhất. Nếu điều trị bằng Cefixim và nhiễm Chlamydia chưa được loại trừ nên phối hợp điều trị thêm Chlamydia bằng Doxycyclin đường uống 100mg x 2 lần/ ngày x 7 ngày. Với trường hợp có thai, điều trị Chlamydia bằng Azithromycin 1g liều duy nhất.
Đối với trường hợp điều trị nhiễm trùng lậu không biến chứng ở hầu họng:
Ceftriaxon 500mg tiêm bắp liều duy nhất.
Đối với người bệnh ≥ 150 kg: Sử dụng liều Ceftriaxon 1g tiêm bắp.
Nếu xét nghiệm Chlamydia (+) nên phối hợp thêm với Doxycyclin đường uống 100 mg x 2 lần/ ngày x 7 ngày. Với trường hợp có thai, điều trị Chlamydia bằng Azithromycin 1g liều duy nhất.
Không có khuyến cáo lựa chọn thay thế. Đối với trường hợp có tiền sử dị ứng beta-lactam, cân nhắc đánh giá lại về tình trạng dị ứng. Đối với những người bị phản ứng phản vệ hoặc những phản ứng nghiêm trọng khác (ví dụ, hội chứng Stevens Johnson) với Ceftriaxon, cần tham khảo thêm ý kiến chuyên gia để có lựa chọn điều trị thay thế.
Lưu ý: Cần điều trị cho bạn tình: Cefixim 800mg uống liều duy nhất. Nếu chưa loại trừ được việc nhiễm Chlamydia, cần phối hợp thêm với Doxycyclin uống 100mg x 2 lần/ ngày x 7 ngày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Sancta St. Cyr et all (2020), “Update to CDC's Treatment Guidelines for Gonococcal Infection, 2020”, Morbidity and Mortality Weekly Report, 69(50), 1911 – 1916.
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.
Sự ra đời của vắc-xin giúp chúng ta chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tổ chức y tế thế giới ước tính chương trình tiêm chủng hiện nay giúp ngăn ngừa 3,5-5 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm và sởi [2].
Phòng ngừa suy nhược, mệt mỏi, đau nhức:
Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định
Chế độ ăn hợp lý trao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.
Chườm khăn lạnh nếu có nhức mỏi, đau cơ.