Cập nhật về tính an toàn và hiệu quả của việc tiêm trộn vắc xin với liều lặp lại – cập nhật tháng 10/2021
ThS.DS.Nguyễn Hoàng Linh Đan
lược dịch
Một nghiên cứu mới từ chính phủ Hoa Kỳ cho thấy, không có nhiều nguy cơ rủi ro khi tiêm trộn vắc xin ở liều lặp lại và thậm chí có thể mang lại hiệu quả hơn so với việc sử dụng cùng một loại vắc xin. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiêm trộn vắc xin khác loại có thể giúp cơ thể tạo ra nhiều kháng thể hơn so với việc tiêm mũi lặp lại bằng vắc xin cùng loại. Nếu được chính phủ phê duyệt việc tiêm mũi lặp lại bằng vắc xin khác hãng, việc tiêm mũi lặp lại sẽ đơn giản hơn và được thực hiện nhanh hơn rất nhiều, tương tự như việc tiêm vắc xin cúm hàng năm tại Hoa Kỳ.
Bác sĩ John Beigel, phó trưởng đơn vị nghiên cứu tại đơn vị Vi sinh và các bệnh lây nhiễm (Division of Microbiology and Infectious Diseases) tại Viện Y tế Quốc gia (National Institutes of Health) của Hoa Kỳ và cũng là một trong những tác giả chính của nghiên cứu này, nói “Hiện nay, tất cả mọi người đều có thể được tiêm liều lặp lại đối với bệnh cúm và không ai quan tâm họ được tiêm loại vắc xin nào ở lần trước đó. Chúng tôi hi vọng đạt được điều tương tự - tất cả mọi người đều sẽ được tiêm liều lặp lại bất kể loại vắc xin họ được tiêm gì trước đó”.
“Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cần thu thập thêm nhiều dữ liệu” – Bác sĩ Beigel nêu thêm.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, lượng kháng thể càng cao càng bảo vệ cơ thể tốt hơn đối với dịch bệnh, dù rằng chưa xác định được chính xác mức kháng thể tối thiểu để tạo được sự bảo vệ.
“Việc tiêm trộn vắc xin giúp cơ thể tạo ra nhiều kháng thể hơn rất nhiều, việc này thật sự rất ấn tượng” - Bác sĩ William Schaffer, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Vanderbilt tại Nashville, Tennessee, cho biết. Bác sĩ Schaffer không tham gia nghiên cứu do đó đây là một đánh giá khách quan.
Bác sĩ Schaffer cũng nói rằng nếu Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (US Food and Drug Administration - FDA) và Trung tâm kiểm soát Bệnh tật (Centers for Disease Control and Prevention - CDC) chấp nhận phương pháp này, ông sẽ đặc biệt khuyến cáo những người được tiêm vắc xin của hãng Johnson & Johnson được tiêm mũi lặp lại với vắc xin sử dụng công nghệ mRNA như của hãng Pfizer hoặc Moderna.
Ông giải thích rằng “Việc này giúp gây kích thích hệ miễn dịch một cách toàn thể hơn và tôi cho rằng kích thích toàn thể hệ miễn dịch là một lợi thế”.
Tác dụng phụ không đáng kể
Bản phác thảo kết quả nghiên cứu đã được công bố vào chiều thứ tư (ngày 13/10/2021), ngay trước buổi họp của các chuyên gia nhằm đưa ra khuyến cáo cho FDA và CDC. Các chuyên gia này được yêu cầu đánh giá về tính an toàn và hiệu quả của việc tiêm mũi lặp lại vắc xin phòng ngừa Covid-19 của hãng Moderna hoặc của hãng Johnson & Johnson.
Góp mặt trong buổi họp bao gồm Ủy ban tư vấn về Vắc xin và các sản phẩm Sinh học liên quan (Vaccines and Related Biological Products Advisory Committee - VRBPAC) từ FDA và Uỷ ban cố vấn về thực hành tiêm chủng (Advisory Committee on Immunization Practices - ACIP) từ CDC. Hai hội đồng chuyên môn này đã có rất nhiều buổi họp và họ gần như song hành trong suốt dịch bệnh nhằm giải quyết các vấn đề, câu hỏi quan trọng liên quan đến vắc xin.
Bác sĩ Beigel nói rằng “Chúng tôi công bố kết quả nghiên cứu vì chúng tôi biết chắc rằng VRBPAC và ACIP sẽ rất quan tâm đến vấn đề này”. Ông ta cũng cho biết rằng đây chỉ là những số liệu sơ khởi. Nghiên cứu sẽ tiếp tục kéo dài đến hết một năm và những nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào việc tìm hiểu, đánh giá rõ đặc điểm đáp ứng miễn dịch đối với những tổ hợp vắc xin”.
Nghiên cứu có 458 người tham gia tại 10 địa điểm nghiên cứu khác nhau trên khắp Hoa Kỳ. Những người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin phòng chống Covid-19 của một trong ba hãng được phê duyệt ở Hoa Kỳ bao gồm Moderna, Johnson & Johnson và Pfizer-BioNTech. Tất cả những người tham gia đều đã hoàn thành đủ liệu trình vắc xin ít nhất 12 tuần trước khi tham gia nghiên cứu và chưa ai bị nhiễm SARS-CoV-2. Những người tham gia nghiên cứu được chia thành 3 nhóm: mỗi nhóm sẽ được tiêm liều vắc xin lặp lại của từng hãng Johnson & Johnson, Moderna, Pfizer-BioNTech, tạo thành 9 tổ hợp. Các đặc điểm của mẫu nghiên cứu được tóm tắt tại bảng 1.
Khoảng phân nửa người tham gia báo cáo tác dụng phụ ở mức độ nhẹ - bao gồm đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức cơ. Có 2 người gặp biến cố bất lợi ở mức độ nặng, tuy nhiên những biến cố này được đánh giá rằng không liên quan đến việc tiêm ngừa. Một người đã bị suy thận sau khi tổn thương cơ vân do bị té ngã. Một người bị viêm túi mật. Những người tham gia không báo cáo thêm bất kỳ biến cố bất lợi nào của thuốc ở mức độ nghiêm trọng trong suốt 1 tháng sau được tiêm mũi lặp lại.
Nghiên cứu này không tìm hiểu về việc những người tham gia có bị nhiễm Covid-19 sau khi tiêm hay không, do đó không thể đánh giá rằng tiêm mũi lặp lại cung cấp sự bảo vệ tốt hơn đối với dịch bệnh.
Tăng lượng kháng thể
Mặt khác, tất cả các nhóm nghiên cứu đều nhận thấy sự gia tăng đáng kể lượng kháng thể, kết quả này gợi ý rằng việc tiêm mũi lặp lại có thể tạo được sự bảo vệ tốt hơn cho cơ thể đối với dịch bệnh.
Nhìn chung, những nhóm được tiêm mũi lặp lại với vắc xin cùng hãng với loại họ đã tiêm trước đó thì có lượng kháng thể gia tăng từ 4 – 20 lần. Những nhóm được tiêm mũi lặp lại khác hãng với loại họ đã tiêm trước đó cho thấy sự gia tăng kháng thể từ 6 – 76 lần.
Đặc biệt, đối với những người đã được tiêm vắc xin từ hãng Johnson & Johnson cho thấy sự gia tăng kháng thể lớn hơn rất nhiều khi được tiêm mũi lặp lại bằng một loại vắc xin từ công nghệ mRNA.
Bác sĩ Schaffner nhìn nhận, đã có rất nhiều các nước ở Châu Âu đã thực hiện việc tiêm trộn vắc xin các hãng theo phương pháp này: nhiều người sau khi được tiêm vắc xin Astrazeneca (là một vắc xin sản xuất theo công nghệ tương tự như vắc xin của hãng Johnson & Johnson) đã được tiêm vắc xin sản xuất từ công nghệ mRNA. Ví dụ như phương pháp tiêm chủng này đã được áp dụng đối với thủ tướng Đức – bà Angela Merkel. Bà đã được tiêm mũi thứ hai vắc xin Moderna sau khi được tiêm mũi một của Oxford-AstraZeneca.
Chưa có vấn đề đáng báo động nào liên quan đến tính an toàn của việc tiêm trộn vắc xin được báo cáo từ các nước đang thường quy thực hiện việc này.
Tài liệu tham khảo
Mixing COVID Vaccine Boosters May Be Better Option: Study - Medscape - Oct 14, 2021.
Tổ hợp |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
Liệu trình vắc xin ban đầu |
Janssen* |
Moderna |
PfizerBioNTech |
Janssen* |
Moderna |
PfizerBioNTech |
Janssen* |
Moderna |
PfizerBioNTech |
Vắc xin lặp lại |
Moderna |
Janssen |
PfizerBioNTech |
||||||
Cỡ mẫu |
53 |
51 |
50 |
50 |
49 |
51 |
53 |
51 |
50 |
Thời gian tiêm mũi lặp lại (sau bao nhiêu tuần) Trung bình (Độ lệch chuẩn) Khoảng biến thiên |
13.7 (1.0)
12.0-15.9 |
16.4 (1.9)
12.4-20.0 |
16.8 (2.2)
12.0-20.9 |
17.7 (2.)
13.9-21.0 |
19.3 (4.2)
12.6-26.0 |
20.6 (5.8)
12.3-41.3 |
19.9 (2.5)
10.9-23.0 |
22.9 (4.6)
12.6-28.7 |
24.1 (5.2)
14.3-31.9 |
Bảng 1. Tóm tắt một số đặc điểm của cỡ mẫu nghiên cứu.
*Janssen là Công ty Dược phẩm của Johnson & Johnson
(Có thể đọc nghiên cứu đã được công bố tại đường link: https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.10.10.21264827v1.full.pdf )
Trong giai đoạn năm 2018-2021, Mạng lưới An toàn Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NHSN) đã báo cáo rằng 0,4% (n = 1.951) các ca nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (HAI) ở Hoa Kỳ nguyên nhân do Acinetobacter spp. gây ra. Trong số này có 28-45% không nhạy cảm với kháng sinh carbapenem (tức là trung gian hoặc đề kháng).
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.
Sự ra đời của vắc-xin giúp chúng ta chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tổ chức y tế thế giới ước tính chương trình tiêm chủng hiện nay giúp ngăn ngừa 3,5-5 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm và sởi [2].
Phòng ngừa suy nhược, mệt mỏi, đau nhức:
Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định
Chế độ ăn hợp lý trao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.
Chườm khăn lạnh nếu có nhức mỏi, đau cơ.