Chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả giúp giảm các triệu chứng mãn kinh
Ds Thân Thị Mỹ Linh – Khoa Dược
(lược dịch)
Theo tác giả Lisa Rapaport đăng tải online trên tạp chí Reuters Health ngày 26 tháng 11 năm 2018, phụ nữ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể ít gặp các triệu chứng thể chất và tinh thần liên quan đến thời kỳ mãn kinh hơn những người thích ăn đồ ngọt, chất béo và đồ ăn vặt.
Một nghiên cứu khảo sát 400 phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh về thói quen ăn uống, mức độ thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, các vấn đề về cơ và khớp và các vấn đề về bàng quang.
Nhóm nghiên cứu cũng xác định được ba chế độ ăn uống điển hình: chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau quả; chế độ ăn uống nhiều nhiều mayonnaise, dầu, kẹo và đồ ngọt; và chế độ ăn nhiều thực phẩm béo và đồ ăn vặt.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã sắp xếp phụ nữ thành các nhóm theo cách họ tuân thủ chặt chẽ một trong ba mô hình chế độ ăn uống này. So với những phụ nữ ăn ít trái cây và rau quả nhất, những phụ nữ sử dụng nhiều rau xanh nhất cho thấy ít xuất hiện các tác động của mãn kinh đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Ngược lại, những phụ nữ ăn nhiều thực phẩm béo và đồ ăn vặt thường gặp phải các triệu chứng mãn kinh làm suy giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Chế độ ăn giàu chất béo đặc biệt các loại chất béo giàu carbohydrate, chất béo không tốt (chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa), hàm lượng chất xơ thấp có thể làm tăng sinh các chất gây viêm và trọng lượng cơ thể. Đây là những chất có liên quan đến các triệu chứng mãn kinh.
Mặt khác, trái cây và rau quả ít chất béo là nguồn cung cấp vi chất, chất chống oxy hóa tốt giúp giảm phản ứng viêm và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh trong thời kỳ mãn kinh. Trái cây và rau quả cũng rất giàu chất xơ giúp thay đổi quá trình chuyển hóa estrogen và làm giảm sự thay đổi nồng độ estrogen, từ đó làm giảm nguy cơ xuất hiện các triệu chứng.
Béo phì, ít hoạt động, hút thuốc và uống rượu đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các triệu chứng mãn kinh nghiêm trọng hoặc tần suất xuất hiện thường xuyên hơn.
Một số nghiên cứu trước đây cũng đã cho thấy mối liên quan giữa chế độ ăn ít chất béo và nhiều ngũ cốc, trái cây và rau quả với việc giảm tần suất xuất hiện cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi vào ban đêm.
Trong nghiên cứu hiện tại, những người tham gia thường ở độ tuổi 55-59, đã qua thời kỳ mãn kinh khoảng 7 đến 9 năm trước. Họ có các đặc điểm như béo phì hoặc thừa cân và hầu hết đã kết hôn, góa hoặc ly dị.
Nghiên cứu không thể chứng minh liệu thói quen ăn uống cụ thể có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các triệu chứng mãn kinh hay không. Một hạn chế khác là nhóm phụ nữ trong nghiên cứu quá nhỏ để đưa ra kết luận rộng rãi về việc chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng mãn kinh như thế nào. Tuy nhiên, hạn chế ăn chất béo và đồ ngọt có thể có lợi cho sức khỏe; tăng cường sử dụng thực phẩm như trái cây và rau quả tươi, đặc biệt rau lá xanh và ngũ cốc vào ngũ cốc vì nó không chỉ giúp giảm các triệu chứng mãn kinh mà còn giúp ngăn ngừa tăng cân và một số bệnh mà phụ nữ mãn kinh có nguy cơ mắc phải cao.
Tài liệu tham khảo
Sốt là triệu chứng phổ biến trong thực hành lâm sàng hàng ngày và một số lượng lớn người bệnh nhập viện do sốt. Nhiều người bệnh được dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi-rút, thuốc kháng nấm hoặc thuốc kháng ký sinh trùng, nếu coi nhiễm trùng là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, thuốc được dùng để điều trị có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây sốt trong bối cảnh như vậy
Năm 2024, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã ban hành hướng dẫn về việc sử dụng doxycyclin dự phòng sau phơi nhiễm (doxy-PEP) để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). Dự phòng sau phơi nhiễm là một chiến lược hoá trị dự phòng, trong đó thuốc được dùng sau khi có khả năng phơi nhiễm để ngăn ngừa nhiễm trùng. Đây là một chiến lược phòng ngừa phổ biến và hiệu quả đối với HIV và các bệnh nhiễm trùng khác, chẳng hạn như bệnh dại và uốn ván. Doxycyclin là một kháng sinh nhóm tetracyclin phổ rộng dung nạp tốt và được khuyến cáo điều trị bệnh chlamydia và là phương pháp thay thế trong điều trị giang mai ở những bệnh nhân không có thai.
Việc bẻ, nghiền viên nén không bao, bao phim, bao đường hoặc mở viên nang giải phóng dược chất tức thì không làm thay đổi sinh khả dụng của thuốc và giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn
Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ. Các yếu tố dược động học ở trẻ sơ sinh thay đổi liên tục do sự phát triển nhanh về sinh lý. Tiêm tĩnh mạch thường được sử dụng trong điều trị cho trẻ sơ sinh, đặc biệt khi trẻ đang điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực. Khi tiêm tĩnh mạch, hiệu quả gần như tức thời. Hầu hết các loại thuốc tiêm tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh có những yêu cầu riêng về độ pha loãng và/hoặc tốc độ truyền.
Trong giai đoạn năm 2018-2021, Mạng lưới An toàn Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NHSN) đã báo cáo rằng 0,4% (n = 1.951) các ca nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (HAI) ở Hoa Kỳ nguyên nhân do Acinetobacter spp. gây ra. Trong số này có 28-45% không nhạy cảm với kháng sinh carbapenem (tức là trung gian hoặc đề kháng).
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau: