Chủng ngừa cúm ở giai đoạn muộn của thai kỳ cải thiện bảo vệ trẻ sơ sinh
Ds Thân Thị Mỹ Linh (Dịch)
Khoa Dược
Trẻ sơ sinh có ít hơn 33% khả năng phải nhập viện vì bệnh hô hấp trong 6 tháng đầu đời khi người mẹ được tiêm phòng cúm trong ba tháng cuối của thai kỳ. Do đó các bà mẹ được khuyến khích tiêm phòng ở giai đoạn này, theo một nghiên cứu của tiến sĩ Annette Regan, cơ quan kiểm soát bệnh truyền nhiễm tại Tây Úc.
Bởi vì trẻ không được chủng ngừa cúm mùa cho đến khi được 6 tháng tuổi, chủng ngừa từ mẹ là biện pháp bảo vệ duy nhất cho trẻ. Các bà mẹ ít tiêm phòng để bảo vệ chính bản thân mình nhưng nếu tiêm chủng sẽ bảo vệ con của họ, họ sẽ chú ý nhiều hơn.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tiêm chủng cho mẹ trong thời kỳ mang thai có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh; tuy nhiên đây là nghiên cứu xem xét cụ thể thời điểm nào phụ nữ được tiêm vắc xin và cơ chế làm việc của vắc xin để bảo vệ em bé.
Regan và đồng nghiệp sử dụng kết hợp xác suất để xem xét hồ sơ chủng ngừa của 31.028 trẻ sinh ra từ tháng 03 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 với mẹ của chúng để xác định có bao nhiêu trẻ sơ sinh nhận sự bảo vệ khỏi virus cúm từ mẹ.
Mẹ của 3169 trẻ này được chủng ngừa một liều vắc xin cúm theo mùa 14 ngày hoặc hơn tại thời điểm chuyển dạ và mẹ của 27.859 trẻ sơ sinh không được tiêm phòng trong thai kỳ.
Có 96 bà mẹ nhận vắc xin trong tam cá nguyệt đầu tiên đã được loại trừ khỏi phân tích, còn lại 1.520 bà mẹ được tiêm trong tam cá nguyệt thứ hai và 1553 được tiêm trong tam cá nguyệt thứ ba.
Trong số 732 trẻ nhập viện do bệnh lý hô hấp trong 6 tháng đầu đời, 69% trường hợp là viêm tiểu phế quản và 8% trong số này là do virus cúm.
Trong mùa cúm, con của các bà mẹ được tiêm phòng ít có khả năng hơn 25% phải nhập viện vì bệnh hô hấp cấp tính so với con của các bà mẹ không được chủng ngừa (tỷ số nguy cơ điều chỉnh [aHR], 0,75; khoảng tin cậy 95% [CI], 0,56-0,99; p = 0,04).
Hơn nữa, trẻ sinh ra từ các bà mẹ được tiêm trong ba tháng cuối thai kỳ ít hơn 33% khả năng phải nhập viện so với những trẻ sinh ra từ các bà mẹ không được chủng ngừa (aHR, 0,67; 95% CI, 0,47-0,95; p = 0,03).
Thời gian tiêm phòng có thể là một thách thức. Có nhiều yếu tố để xem xét khi tiêm, phụ thuộc vào thời gian mang thai, năm và thời điểm em bé sẽ được sinh ra.
Tuân thủ chủng ngừa ở các bà mẹ mang thai vẫn còn tương đối thấp dù đã có bằng chứng cho thấy có lợi ích cho cả mẹ và con. Trong nghiên cứu của Regan, chỉ có khoảng 10% phụ nữ có thai được tiêm phòng. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng đang được cải thiện, tỷ lệ phụ nữ có thai được chủng ngừa tăng từ 6,4% năm 2012 lên 13,6% vào năm 2013 tại Úc.
Nghiên cứu này xác nhận dữ liệu được công bố vào đầu năm nay cho thấy rằng trước khi được 6 tháng tuổi, trẻ sinh ra từ các bà mẹ được tiêm phòng có ít hơn 64% khả năng xuất hiện các triệu chứng cúm so với trẻ sinh ra từ các bà mẹ không được tiêm phòng trong thai kỳ và ít hơn 70% khả năng xác nhận nhiễm cúm (Pediatrics 2016; 137: e20152360). Nhưng nghiên cứu đó đã không theo dõi việc tiêm chủng trong các tam cá nguyệt khác nhau.
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu đánh giá sự thành công của việc tiêm phòng cho mẹ ở Nam Phi và cho thấy trẻ sinh ra từ các bà mẹ được tiêm phòng đã bảo vệ trẻ tốt nhất trong 8 tuần đầu đời nhưng sự bảo vệ giảm đi sau 8 tuần (JAMA pediatr, trực tuyến 05 tháng 07 năm 2016).
Đồng thời đã có nhiều bằng chứng cho thấy không có ảnh hưởng có hại trên thai nhi khi chủng ngừa cúm cho phụ nữ mang thai. Do đó chủng ngừa cúm cho phụ nữ mang thai được cho là an toàn
Các tác giả tiết lộ không có quan hệ tài chính liên quan.
Tài liệu tham khảo
http://www.medscape.com/viewarticle/868030
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.
Sự ra đời của vắc-xin giúp chúng ta chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tổ chức y tế thế giới ước tính chương trình tiêm chủng hiện nay giúp ngăn ngừa 3,5-5 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm và sởi [2].
Phòng ngừa suy nhược, mệt mỏi, đau nhức:
Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định
Chế độ ăn hợp lý trao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.
Chườm khăn lạnh nếu có nhức mỏi, đau cơ.