Chủng ngừa Rotavirus giúp làm giảm viêm dạ dày ruột cấp trong chăm sóc ban đầu
DS. Nguyễn Tấn Xuân Trang (dịch)
Khoa Dược – BV Từ Dũ
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng tỷ lệ viêm dạ dày ruột cấp đã giảm trong chăm sóc ban đầu ở Anh sau khi áp dụng việc uống chủng ngừa rotavirus cho trẻ.
Hai năm sau khi đưa vào chủng ngừa rotavirus, tỷ lệ mắc viêm dạ dày ruột cấp trong chăm sóc ban đầu giảm 15% ở trẻ (dân số mục tiêu chủng ngừa < 1 tuổi; tỷ số tốc độ mắc bệnh hiệu chỉnh [adjIRR], 0,85, 95% khoảng tin cậy [CI], 0,76 - 0,95) so với trước khi chủng ngừa. Tỷ lệ này thậm chí còn giảm rõ hơn trong những tháng mà có rotavirus lưu hành cao (adjIRR, 0,59, 95% CI, 0,53 - 0,66). [Vaccine 2016; doi: 10,1016/ j.vaccine.2016.11.057]
"Đã mất hoàn toàn các đỉnh tháng theo mùa có sự lưu hành rotavirus cao", các nhà nghiên cứu cho biết.
Tỷ lệ chung viêm dạ dày ruột cấp cũng giảm ở trẻ em 1 tuổi (adjIRR, 0,79, 95% CI, 0,69 - 0,90) và 2, 3 và 4 tuổi (adjIRR, 0,89, 0,89 và 0,87, tương ứng).
Có giảm nhẹ về tỷ lệ viêm dạ dày ruột cấp trong chăm sóc ban đầu ở trẻ lớn hơn (adjIRR, 0,92 ở trẻ em từ 5 - 14 tuổi) và người lớn (adjIRR, 0,95, 0,91 và 0,94 tương ứng ở các độ tuổi 15 - 44, 45 - 64 và ≥ 65), mặc dù có giảm 12 - 16% trong mùa cao điểm rotavirus.
Theo các nhà nghiên cứu, việc giảm viêm dạ dày ruột cấp ở những trẻ không đủ điều kiện chủng ngừa rotavirus và người lớn gợi ý về khả năng miễn dịch cộng đồng (herd immunity).
Vaccin uống chứa rotavirus sống giảm độc lực, được đưa vào Anh từ tháng 7/2013, với sự phủ sóng đạt 93 và 88% tương ứng với một và hai liều vào cuối năm đầu tiên. [Rotavirus Infant Immunization Programme 2014/2015: Vaccine Uptake Report, https://www.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/440456/RotavirusGatewayFinalVersion.pdf, accessed 5/1/2017]. Nghiên cứu trước cho thấy có sự sụt giảm về tỷ lệ nhiễm rotavirus được xác định trong phòng thí nghiệm và nhập viện liên quan viêm dạ dày ruột cấp trong vòng 1 năm thực hiện chủng ngừa. [J Infect Dis 2016; 213: 243-249]
Sử dụng thông tin có được từ các liên kết dữ liệu nghiên cứu thực hành lâm sàng, các nhà nghiên cứu so sánh tỉ lệ viêm dạ dày ruột cấp trong 2 năm đầu sau chủng ngừa (tháng 7/2013 - tháng 4/2015) với 5 năm trước khi chủng ngừa (tháng 7/2008 - tháng 6/2013). Tổng cộng có 804.141 trường hợp viêm dạ dày ruột cấp (không bao gồm viêm dạ dày ruột cấp không truyền nhiễm do nguyên nhân đặc hiệu và tiêu chảy mãn tính) đã được báo cáo từ tháng 7/2008 đến tháng 4/2015, 0,2% trong số đó (n = 2.087) được xác định là có liên quan rotavirus.
"Chúng tôi đã chứng minh có sự giảm đáng kể trong [viêm dạ dày ruột cấp] thực hành trong 2 năm đầu chủng ngừa", kết luận của các nhà nghiên cứu, những người đồng ý tiếp tục theo dõi tình trạng này ở tất cả các cơ sở y tế tại Anh.
Nguồn:
Rotavirus vaccination helps reduce acute gastroenteritis in primary care (MIMs doctor 02/2016)
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.
Sự ra đời của vắc-xin giúp chúng ta chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tổ chức y tế thế giới ước tính chương trình tiêm chủng hiện nay giúp ngăn ngừa 3,5-5 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm và sởi [2].
Phòng ngừa suy nhược, mệt mỏi, đau nhức:
Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định
Chế độ ăn hợp lý trao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.
Chườm khăn lạnh nếu có nhức mỏi, đau cơ.