Đồng thuận mới của ACOG về Sulfonamides, Nitrofurantoin và nguy cơ dị tật thai nhi
DS. Huỳnh Thị Hồng Gấm (Dịch)
K. Dược
TÓM TẮT
Bằng chứng liên quan đến mối liên hệ giữa các nhóm kháng sinh nitrofuran, sulfonamid và dị tật bẩm sinh chưa thống nhất. Giống như đối với tất cả bệnh nhân, chỉ nên kê đơn kháng sinh cho phụ nữ mang thai cho các chỉ định phù hợp trong khoảng thời gian ngắn nhất có hiệu quả. Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, sulfonamid và nitrofurantoin có thể tiếp tục được sử dụng là lựa chọn đầu tay để dự phòng và điều trị nhiễm trùng đường tiểu và các bệnh nhiễm trùng khác do các vi sinh vật còn nhạy với các kháng sinh này. Việc kê đơn sulfonamid hoặc nitrofurantoin trong tam cá nguyệt thứ nhất vẫn được xem phù hợp khi không có kháng sinh thay thế phù hợp khác. Phụ nữ mang thai không nên bị từ chối điều trị thích hợp cho nhiễm trùng vì các nhiễm trùng không được điều trị thường có thể dẫn đến các biến chứng nặng ở mẹ và thai nhi.
NỘI DUNG
Vì kháng sinh thường được kê đơn cho phụ nữ mang thai, nên có một số lượng đáng kể các dữ liệu về dược lý dịch tể (pharmacoepidemiologic) về mối liên quan giữa tiếp xúc với kháng sinh của mẹ và dị tật bẩm sinh ở thai. Cuộc tranh luận xung quanh mối quan hệ này được đẩy mạnh trong năm 2009, với sự xuất bản của Crider và các đồng nghiệp (1). Mục tiêu của quan điểm của Ủy ban này là đánh giá bằng chứng hiện tại về việc sử dụng kháng sinh cụ thể trong thai kỳ và sự liên quan đến dị tật bẩm sinh (1).
Năm 2009, Crider và các cộng sự đã công bố một nghiên cứu bệnh chứng về mối quan hệ giữa thuốc kháng sinh và dị tật bẩm sinh, sử dụng dữ liệu từ Nghiên cứu Ngăn ngừa Dị tật Quốc gia. Trong nghiên cứu này, hai loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiểu là dẫn xuất nitrofuran và sulfonamid được tìm thấy có liên quan đáng kể với nhiều loại dị tật bẩm sinh. Mặc dù đây là một nghiên cứu lớn nhưng đã có một số hạn chế đáng kể. Thứ nhất, nghiên cứu hồi cứu vì phụ nữ đã được hỏi về việc sử dụng kháng sinh sau khi mang thai. Thứ hai, đơn thuốc kháng sinh không được xác nhận bởi hồ sơ bệnh án; khoảng 35% bệnh nhân không thể nhớ lại tên sản phẩm cụ thể. Thứ ba, vì đây là một nghiên cứu quan sát, nên không thể xác định xem dị tật bẩm sinh là do chính bản thân kháng sinh, do nhiễm trùng mà phải kê đơn kháng sinh hoặc một số yếu tố gây nhiễu khác. Các nghiên cứu bổ sung để xác định mối liên quan giữa việc tiếp xúc với các kháng sinh trước sinh và dị tật bẩm sinh đã báo cáo cho thấy nguy cơ thai nhi tiềm ẩn, trong khi các nghiên cứu khác không phát hiện những nguy cơ như thế trong các dân số khác hoặc khi sử dụng các phương pháp dịch tể khác nhau (2-8). Chẳng hạn, trong năm 2013, một xuất bản dựa trên một nghiên cứu đoàn hệ đã công bố về việc kiểm tra việc tiếp xúc với nitrofurantoin trong tam cá nguyệt thứ nhất thông qua mối liên kết giữa các dữ liệu về kê đơn đầy đủ và dữ liệu khi sinh (9). Các tác giả đã không tìm thấy mối tương quan giữa việc sử dụng nitrofurantoin trong tam cá nguyệt thứ nhất và dị tật nặng.
Điều đáng mừng là các kháng sinh thường sử dụng, cụ thể như penicillin, erythromycin, nhóm cephalosporin và nhóm quinolon ít được sử dụng không gây nguy cơ dị tật bẩm sinh trong nghiên cứu năm 2009 (1). Các kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác cũng báo cáo không có nguy cơ gia tăng các dị tật bẩm sinh liên quan đến tiền sử tiếp xúc với penicillin (10), ampicillin (11), augmentin (6), pivampicillin (12), nhóm cephalosporin (13-14), gentamicin (15), oxacillin (16), erythromycin (17), metronidazol (18), và nhóm quinolon (19-20).
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Các kháng sinh thường sử dụng như penicillin, erythromycin và nhóm cephalosporin không tìm thấy mối liên quan đến tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, bằng chứng về mối liên hệ giữa các nhóm kháng sinh nitrofuran và sulfonamid và dị tật bẩm sinh là chưa thống nhất. Giống như đối với tất cả bệnh nhân, chỉ nên kê đơn kháng sinh cho phụ nữ mang thai cho các chỉ định phù hợp trong khoảng thời gian ngắn nhất có hiệu quả. Trong thời kỳ mang thai, nhiều mẫu cấy bệnh phẩm nước tiểu cho thấy vi khuẩn được tìm thấy không phải là tác nhân thực sự gây nhiễm trùng. Do đó, mẫu bệnh phẩm cho kết quả hỗn hợp các vi khuẩn gram dương, lactobacilli và các loại Staphylococcus (trừ S. saprophyticus) có thể được xem là tác nhân gây nhiễm và không cần điều trị. Khi chọn một loại thuốc kháng sinh cho một nhiễm trùng thực sự trong tam cá nguyệt thứ nhất (tức là trong giai đoạn hình thành các cơ quan), bác sĩ phụ sản và các nhân viên chăm sóc sức khoẻ khác nên cân nhắc và thảo luận với bệnh nhân về những lợi ích cũng như những tiềm năng nguy cơ chưa rõ gây quái thai và tác dụng không mong muốn cho thai nhi và mẹ. Việc kê đơn sulfonamid hoặc nitrofurantoin trong tam cá nguyệt thứ nhất vẫn được xem phù hợp khi không có kháng sinh thay thế phù hợp khác. Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, sulfonamid và nitrofurantoin có thể tiếp tục được sử dụng như lựa chọn đầu tay trong dự phòng và điều trị nhiễm trùng đường tiểu và các nhiễm khuẩn khác do các vi sinh vật còn nhạy. Bác sĩ sản phụ khoa và các nhân viên chăm sóc sức khỏe khác nên ý thức được rằng nhóm sulfonamid và nitrofurantoin chống chỉ định trên bệnh nhân thiếu men glucose-6-phosphate dehydrogenase hoặc trên thai phụ có nguy cơ thiếu men này. Phụ nữ mang thai không nên bị từ chối điều trị thích hợp cho nhiễm trùng vì các nhiễm trùng không được điều trị thường có thể dẫn đến các biến chứng nặng ở mẹ và thai nhi.
Nguồn
Sulfonamides, Nitrofurantoin, and Risk of Birth Defects. ACOG Committee Opinion. Number 717, September 2017.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Crider KS, Cleves MA, Reefhuis J, Berry RJ, Hobbs CA, Hu DJ. Antibacterial medication use during pregnancy and risk of birth defects: National Birth Defects Prevention Study. Arch Pediatr Adolesc Med 2009;163:978–85.
2. Hernandez-Diaz S, Werler MM, Walker AM, Mitchell AA. Folic acid antagonists during pregnancy and the risk of birth defects. N Engl J Med 2000;343:1608–14.
3. Czeizel AE, Rockenbauer M, Sorensen HT, Olsen J. The ter- atogenic risk of trimethoprim-sulfonamides: a population based case-control study. Reprod Toxicol 2001;15:637–46.
4. Czeizel AE, Puho E, Sorensen HT, Olsen J. Possible associa- tion between different congenital abnormalities and use of different sulfonamides during pregnancy. Congenit Anom (Kyoto) 2004;44:79–86.
5. NorgardB,CzeizelAE,RockenbauerM,OlsenJ,SorensenHT. Population-based case control study of the safety of sul- fasalazine use during pregnancy. Aliment Pharmacol Ther 2001;15:483–6.
6. Czeizel AE, Rockenbauer M, Sorensen HT, Olsen J. Augmentin treatment during pregnancy and the preva- lence of congenital abnormalities: a population-based case–control teratologic study. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol 2001;97:188–92.
7. Czeizel A. A case-control analysis of the teratogenic effects of co-trimoxazole. Reprod Toxicol 1990;4:305–13.
8. Forna F, McConnell M, Kitabire FN, Homsy J, Brooks JT, Mermin J, et al. Systematic review of the safety of trime- thoprim-sulfamethoxazole for prophylaxis in HIV-infected pregnant women: implications for resource-limited set- tings. AIDS Rev 2006;8:24–36.
10. Dencker BB, Larsen H, Jensen ES, Schonheyder HC, Nielsen GL, Sorensen HT. Birth outcome of 1886 pregnan- cies after exposure to phenoxymethylpenicillin in utero. Clin Microbiol Infect 2002;8:196–201.
11. Czeizel AE, Rockenbauer M, Sorensen HT, Olsen J. A population-based case-control teratologic study of ampi- cillin treatment during pregnancy. Am J Obstet Gynecol 2001;185:140–7.
12. Larsen H, Nielsen GL, Sorensen HT, Moller M, Olsen J, Schonheyder HC. A follow-up study of birth outcome in users of pivampicillin during pregnancy. Acta Obstet Gynecol Scand 2000;79:379–83.
13. Berkovitch M, Merlob P. Use of cephalosporins during pregnancy and in the presence of congenital abnormalities [letter]. Am J Obstet Gynecol 2002;187:817;author reply 817.
14. Czeizel AE, Sorensen HT, Rockenbauer M, Olsen J. A population-based case-control teratologic study of nalidixic acid. Int J Gynaecol Obstet 2001;73:221–8.
15. Czeizel AE, Rockenbauer M, Sorensen HT, Olsen J. A teratological study of lincosamides. Scand J Infect Dis 2000; 32:579–80.
16.Czeizel AE, Rockenbauer M, Sorensen HT, Olsen J. Teratogenic evaluation of oxacillin. Scand J Infect Dis 1999; 31:311–2.
17.Czeizel AE, Rockenbauer M, Sorensen HT, Olsen J. A population-based case-control teratologic study of oral erythromycin treatment during pregnancy. Reprod Toxicol 1999;13:531–6.
18. Sorensen HT, Larsen H, Jensen ES, Thulstrup AM, Schonheyder HC, Nielsen GL, et al. Safety of metronida- zole during pregnancy: a cohort study of risk of congenital abnormalities, preterm delivery and low birth weight in 124 women. J Antimicrob Chemother 1999;44:854–6.
19. Schaefer C, Amoura-Elefant E, Vial T, Ornoy A, Garbis H, Robert E, et al. Pregnancy outcome after prenatal quino- lone exposure. Evaluation of a case registry of the European Network of Teratology Information Services (ENTIS). Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol 1996;69:83–9.
20. Larsen H, Nielsen GL, Schonheyder HC, Olesen C, Sorensen HT. Birth outcome following maternal use of fluoroquinolones. Int J Antimicrob Agents 2001;18: 259–62.
Probiotics được định nghĩa là “các vi sinh vật sống, khi được đưa vào cơ thể với số lượng đủ, sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe của vật chủ”. Các chủng vi khuẩn tạo axit lactic là quan trọng nhất trong thực phẩm và dinh dưỡng, chủng thuộc chi Lactobacillus và Bifidobacterium là những probiotic được sử dụng phổ biến nhất, ngoài ra còn kể đến các chi Bacillus, Streptococcus, Enterococcus, Saccharomyces và Escherichia coli
- Bệnh viện đã thực hiện 378 báo cáo ADR, giảm 7,9% so với năm 2023 (408 báo cáo), tăng 14,2% so với năm 2022 (331 báo cáo).
- Số lượng báo cáo ADR ngoại trú là 18 báo cáo, giảm 3,6 lần so với năm 2023 (66 báo cáo).
- Bệnh viện Từ Dũ được Trung tâm DI&ADR quốc gia xếp hạng 8/991 cơ sở khám chữa bệnh có hoạt động theo dõi ADR hiệu quả trong báo cáo tổng kết ADR quốc gia vào tháng 9/2024.
Mirvetuximab soravtansine-gynx đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt điều trị cho bệnh nhân trưởng thành mắc ung thư biểu mô buồng trứng, ống dẫn trứng, hoặc ung thư phúc mạc nguyên phát dương tính với thụ thể folat alpha (FRα), kháng hóa trị, là những bệnh nhân đã trải qua 3 liệu trình điều trị trước đó. Theo các chuyên gia, bệnh nhân mắc các loại ung thư này thường được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, trải qua phẫu thuật và sau đó được điều trị bằng phác đồ hóa trị có platinum nhưng có thể trở nên kháng thuốc.
Kháng sinh (KS) phổ rộng được xem như “thần dược” để điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng khi tác nhân gây bệnh chưa được xác định. Mục đích sử dụng KS phổ rộng nhằm bao phủ nhiều loại tác nhân vi khuẩn gram dương và gram âm, bao gồm cả các tác nhân kháng thuốc trong khi chờ kết quả nuôi cấy. Tuy nhiên, việc sử dụng bừa bãi các KS phổ rộng cũ và mới đã góp phần đáng kể vào sự gia tăng tình trạng kháng kháng sinh (AMR) – một vấn đề sức khỏe toàn cầu đáng lưu ý.
Những dữ kiện của một nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy: đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và tử vong ở trẻ sơ sinh nguyên nhân do liên cầu khuẩn nhóm B (GBS). Có nhiều lý do như: thay đổi hệ vi sinh vật âm đạo, giảm đáp ứng miễn dịch và quá trình điều hoà thích nghi của vi khuẩn.
Tiền sản giật là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ. Bệnh lý tiền sản giật có liên quan đến sự xâm lấn tế bào nuôi nhau thai và sự tái cấu trúc động mạch xoắn tử cung. Với đặc tính kháng viêm, aspirin được giả thuyết rằng có thể cải thiện sự bám nhau giúp ngăn ngừa tiền sản giật. Vì vậy, spirin liều thấp được khuyến cáo sử dụng để dự phòng tiền sản giật trong thai kỳ. Mặt khác, aspirin cũng được chỉ định cho các trường hợp thai giới hạn tăng trưởng, sinh non, thai lưu.