Ho và các món ăn dưỡng sinh
Ds. Huỳnh Kim Hằng
Khoa Dược – BV Từ Dũ
Ho là một trong những triệu chứng thường gặp nhất trong các bệnh hô hấp, cũng là một phản ứng tự bảo vệ của cơ thể để tống những dị vật bên ngoài xâm nhập và chất phân tiết trong đường hô hấp.
Nguyên nhân
Theo Đông y, ho là do ăn uống không hợp lý, tì hư sinh đàm hoặc ngoại cảm phong hàn, tà phong nhiệt và táo nhiệt dẫn đến
phế khí thượng nghịch gây ra. Do tì chủ quản việc tiêu hóa thức ăn, hấp thu, trao đổi nước, nên nếu tì hư thì chức năng tiêu hóa suy giảm, việc trao đổi nước thất thường, nước dừng lại trong cơ thể quá lâu sẽ sinh đàm.
Ho còn do ô nhiễm không khí, hít bụi quá nhiều và áp lực công việc lớn, nghỉ ngơi không đủ. Đặc biệt khi ăn quá nhiều thức ăn hàn lương hay ngoại cảm phong hàn, các nhân tố gây bệnh sẽ đi qua miệng, mũi, phế quản ảnh hưởng đến phổi, khiến chức năng phổi bị tổn hại gây ra ho.
Một số loại ho qua chữa trị sẽ chóng khỏi, nhưng có loại ho dai dẳng khó chữa, ho lâu không khỏi. Về lâm sàng thì ho có đàm liên tục hai năm trở lên, mỗi năm vài ba tháng thì thường là bị viêm khí quản mạn tính. Ho tái phát nhiều lần đi kèm khạc ra máu, ho có liên quan đến tư thế cơ thể, thường là bị giãn phế quản, ho khan kèm sốt về chiều, hai má ửng đỏ thường bị lao phổi. Ho kèm đau ngực khó chịu, tiếng ho như xé thường là do ung thư phổi. Ho kèm suyễn, cứ gặp chất kích thích là tái phát thường là bị hen suyễn dị ứng.
Nguyên tắc dưỡng sinh
Nên ăn uống thanh đạm, ăn nhiều rau quả tươi, đậu nành và chế phẩm đậu, củ cải, rau cần, cải thảo, bách hợp, cải bố xôi, sơn dược, lê, táo, hồng, anh đào…Dân gian có bài thuốc “lê tươi nấu đường phèn trị ho”. Hạn chế không ăn quýt, cam, tôm, thức ăn cay, nhiều dầu mỡ, không được hút thuốc lá.
Đối với trẻ: Khi trẻ bị ho, bế trẻ nằm nghiêng hay bế nằm ngửa, vỗ nhẹ lưng trẻ để đàm trong phổi và phế quản long ra, chảy về khí quản lớn và thải ra, đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu tim và phổi, hỗ trợ hô hấp làm bệnh chóng khỏi.
CÁC MÓN ĂN DƯỠNG SINH HỮU ÍCH
1. Canh lê tuyết, ngân nhĩ, xuyên bối:
Nguyên liệu: Lê tuyết 1 quả, ngân nhĩ 10g, xuyên bối 6 cây.
Gia vị: một ít đường phèn
Cách làm: Lê rửa sạch thái miếng, ngân nhĩ ngâm nước ấm cho nở, bỏ cuống rửa sạch. Cho lê, ngân nhĩ, xuyên bối vào nồi đất, cho nước đun sôi, vặn lửa nhỏ nấu 40 phút, cho đường phèn vào nấu tan.
Công dụng: Lê tính mát, vị ngọt hơi chua, nhập kinh phế, vị, có tác dụng sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt hóa đờm. Ngân nhĩ giúp tư âm nhuận phế. Xuyên bối có tác dụng nhuận phế trị ho. Món canh này phù hợp với chứng ho do phế táo.
2. Nước mía sơn dược:
Nguyên liệu: Sơn dược lượng vừa đủ dùng, nước mía 1 ly.
Cách làm: Sơn dược bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng giã nhuyễn. Cho sơn dược vào máy ép lấy nước. Khi uống nên hâm nóng.
Công dụng: Sơn dược có công dụng nhuận hoạt, ích phế khí, dưỡng phế âm, trị các chứng bệnh như phế hư hóa đàm, ho lâu ngày. Mía nhập kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân nhuận khí, nhuận táo, bổ phế, có thể trị ho hen, ho khan không đàm, khạc đàm có máu do thương tân, tâm phiền miệng khát, phế táo bởi bệnh nhiệt gây ra.
2. Cải rổ xào bách hợp:
Nguyên liệu: Cải rổ 0,5kg, bách hợp 100g. Gia vị: nước lèo, muối, đường trắng, rượu gia vị, nước gừng, bột năng ướt, dầu hào,
bột ngọt.
Cách làm: Tất cả rửa sạch, cải rổ cắt khúc 6cm, bách hợp tách ra, Chờ dầu nóng cho cải vào xào, nêm rượu gia vị, nước lèo, muối, nước gừng vào xào chín. Cho đường trắng, bột ngọt, bách hợp vào xào. Dùng bột năng làm sệt, cho dầu hào vào trộn đều.
Công dụng: Bách hợp chứa alkaloid và chất dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ rất tốt. Người có bệnh đường phế quản ăn bách hợp sẽ cải thiện bệnh tình. Ăn thường xuyên có thể thanh phế nhuận táo, hóa đàm trị ho. Cải rổ vị ngọt, cay tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết thông lâm. Món này phù hợp với người âm hư ho lâu, trong đàm có máu. Những người bị ho phong hàn, tì vị hư nhược, hàn thấp trệ lâu, thận dương suy thoái không được ăn món này.
3. Cháo bobo cà chua:
Nguyên liệu: Bobo (dĩ nhân) 25g, cà chua 1 quả, gạo trắng 40g, mật ong một ít.
Cách làm: Cà chua bỏ vỏ cắt miếng, bobo và gạo vo sạch nấu thành cháo. Khi cháo chín nhừ cho cà chua vào nêm chút mật ong để điều vị.
Công dụng: Người bị ho cần ăn nhiều thức ăn giàu vitamine và khoáng chất sẽ giúp phục hồi chức năng trao đổi chất của cơ thể, chữa trị cảm mạo. Một số loại thức ăn giàu vitamine A như cà chua, cà rốt rất có ích cho việc khôi phục niêm mạc đường hô hấp. Bobo tính vị ngọt, hơi hàn, nhập kinh phế có tác dụng thanh nhiệt bài mủ, làm giãn mạch máu phổi hữu hiệu, cải thiện tuần hoàn máu của phổi.
4. Bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi:
Nguyên liệu: Gừng tươi, hạnh đào, dầu vừng, đường phèn, mật ong mỗi thứ 120g.
Cách làm: Gừng, hạnh đào thái nhỏ sau đó cho vào dầu vừng, đường phèn, mật ong vào ấm đất, đun nhỏ lửa khoảng 1 giờ đến khi có màu đỏ sẫm là được. Để nguội cho vào lọ dùng dần: Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng ăn canh (có thể pha với nước lọc cho dễ uống)
Nguyên liệu: Một chai rượu Whiskey nhỏ, 1 chai mật ong nhỏ và thêm vài trái chanh (chanh xanh hay vàng đều được).
Cách làm : 1 thìa café rượu, 1 thìa cafe mật ong, cho 2 thứ vào 1 cái tách rồi nặn vào đó 10 giọt chanh (chanh muối càng tốt), quậy đều. Dùng 1 nắp nhựa đậy trên cái tách rồi bỏ vào microwave đun trong 10 giây (chỉ 10 giây thôi!), sau đó lấy ra dùng thìa quậy đều rồi nhâm nhi từng thìa một cho đến hết. Dùng trước khi đi ngủ: tối 1 lần, sáng thức dậy 1 lần Và buổi trưa 1 lần nữa .
Công dụng: Là bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi của người Mexico.
5. Bài thuốc trị ho ra máu:
Nguyên liệu: Chanh 3 quả, mật mía 30ml, nước 750ml.
Cách làm: Tất cả hỗn hợp trên sắc còn khoảng 1/3, lấy chanh ra thái nhỏ trộn lại vào nước sắc. Uống ngày một lần, ăn cả bã, uống 3 ngày liên tiếp.
Tài liệu tham khảo
- 1000 Món canh dưỡng sinh trị bệnh - Nhà XB Mỹ Thuật 2010
- 1000 Món rau quả dưỡng sinh trị bệnh – NXB Mỹ Thuật 2010
- Cây thuốc – Vị thuốc – Bài thuốc, Nhà XB Hà Nội
- Bách khoa Y học thường thức trong gia đình - 2007
- 500 Bài thuốc Đông Y gia truyền trị bách bệnh, NXB Từ điển bách khoa 2010
- 600 Món ăn từ thịt trị bệnh, NXB Tổng hợp TP HCM, 2010
Tư liệu ảnh:
- oxycaoap.com
- silversky611.wordpress.com
- timgiupviec.net
- forum.simple.com.vn
- forum.bacsi.com
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.
Sự ra đời của vắc-xin giúp chúng ta chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tổ chức y tế thế giới ước tính chương trình tiêm chủng hiện nay giúp ngăn ngừa 3,5-5 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm và sởi [2].
Phòng ngừa suy nhược, mệt mỏi, đau nhức:
Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định
Chế độ ăn hợp lý trao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.
Chườm khăn lạnh nếu có nhức mỏi, đau cơ.