Ngày 31/08/2020

Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em liên quan đến sự thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ

    DS. Đặng Nguyễn Quỳnh Như – Khoa Dược

    (Dịch) 

    Trong một nghiên cứu cần đây cho thấy: những trẻ em sinh ra từ người mẹ bị thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ có tỷ lệ mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder - ADHD) cao hơn khoảng 34% so với những trẻ có mẹ được bổ sung đầy đủ vitamin D suốt tam cá nguyệt thứ nhất và tam cá nguyệt thứ hai.

    Nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Turku, là nghiên cứu quy mô dân số đầu tiên chứng minh mối liên hệ giữa lượng vitamin D thấp trong giai đầu đến giữa thai kỳ với sự gia tăng nguy cơ mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ sơ sinh.

    Nghiên cứu tiến hành trên 1.067 trẻ em được sinh vào năm 1998 và 1999, được chẩn đoán mắc ADHD và số lượng đối chứng tương đương. Dữ liệu được thu thập trước khi khuyến cáo quốc gia hiện tại của Phần Lan về việc bổ sung vitamin D suốt thời gian thai kỳ, 10 mcg mỗi ngày suốt một năm.

    Theo giáo sư Andre Sourander, mặc dù đã có những khuyến cáo, nhưng việc thiếu hụt vitamin D vẫn là một vấn đề toàn cầu. “Nghiên cứu này đã đưa ra một bằng chứng mạnh mẽ rằng sự thiếu vitamin D trong thai kỳ có liên quan đến sự giảm chú ý ở trẻ sơ sinh. Vì ADHD là một trong những bệnh mạn tính phổ biến ở trẻ em, các kết quả có ý nghĩa rất lớn đến sức khỏe cộng đồng”, Sourander nói.

    Kết quả này là một phần của kế hoạch nghiên cứu lớn hơn với mục tiêu là tìm ra mối liên hệ giữa sức khỏe của người mẹ khi mang thai với hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ sơ sinh. Mục tiêu là tạo ra thông tin để phát triển những biện pháp phòng ngừa, điều trị và các biện pháp xác định trẻ em có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

     

    Tài liệu tham khảo

    https://www.pharmacytimes.com/news/adhd-risk-in-children-associated-with-vitamin-d-deficiency-in-mothers

    DS. Đặng Nguyễn Quỳnh Như

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ