Ngày 03/09/2013

Kết quả thẩm định báo cáo ADR 6 tháng đầu năm 2013

     DS. Đặng Thị Thuận Thảo
    Khoa Dược – BV Từ Dũ

    Tùy điều kiện chuyên môn, có thể đánh giá mối liên hệ giữa thuốc nghi ngờ và ADR xuất hiện trên người bệnh theo một trong 2 thang đánh giá sau:

    - Thang phân loại của Tổ chức Y tế thế giới

    - Thang điểm của Naranjo

    1. Thẩm định đánh giá theo thang WHO

    1.1. Mối liên quan giữa thuốc nghi ngờ và ADR được đánh giá theo 1 trong 6 mức qui kết như sau:

    Quan hệ

    Tiêu chuẩn đánh giá

    Chắc chắn

    • Phản ứng được mô tả (biểu hiện lâm sàng hoặc cận lâm sàng bất thường) có mối liên hệ chặt chẽ với thời gian sử dụng thuốc nghi ngờ,
    • Phản ứng xảy ra không thể giải thích bằng tình trạng bệnh lý của người bệnh hoặc các thuốc khác sử dụng đồng thời với thuốc nghi ngờ,
    • Các biểu hiện của phản ứng được cải thiện khi ngừng sử dụng thuốc nghi ngờ,
    • Phản ứng là tác dụng bất lợi đặc trưng đã được biết đến của thuốc nghi ngờ
    • Phản ứng lặp lại khi tái sử dụng thuốc nghi ngờ (nếu có dùng lại thuốc nghi ngờ).

    Có khả năng

    • Phản ứng được mô tả có mối liên hệ hợp lý với thời gian sử dụng thuốc nghi ngờ,
    • Nguyên nhân gây ra phản ứng không chắc chắn được liệu có thể có liên quan đến bệnh lý của người bệnh hoặc các thuốc khác sử dụng đồng thời hay không,
    • Các biểu hiện của phản ứng được cải thiện khi ngừng sử dụng thuốc nghi ngờ,
    • Không cần thiết phải có thông tin về tái sử dụng thuốc.

    Có thể

    • Phản ứng được mô tả có mối liên hệ hợp lý với thời gian sử dụng thuốc nghi ngờ,
    • Phản ứng có thể được giải thích bằng tình trạng bệnh lý của người bệnh hoặc các thuốc khác sử dụng đồng thời,
    • Thiếu thông tin về diễn biến của phản ứng khi ngừng sử dụng thuốc nghi ngờ hoặc thông tin về việc ngừng sử dụng thuốc không rõ ràng.

    Không chắc chắn

    • Phản ứng được mô tả có mối liên hệ không rõ ràng với thời gian sử dụng thuốc,
    • Phản ứng có thể được giải thích bằng tình trạng bệnh lý của người bệnh hoặc các thuốc khác sử dụng đồng thời.

    Chưa phân loại

    • Ghi nhận việc xảy ra phản ứng, nhưng cần thêm thông tin để đánh giá hoặc đang tiếp tục thu thập thông tin bổ sung để đánh giá.

    Không thể phân loại

    • Ghi nhận phản ứng, nghi ngờ là phản ứng có hại của thuốc, nhưng không thể đánh giá được do thông tin trong báo cáo không đầy đủ hoặc không thống nhất, và không thể thu thập thêm thông tin bổ sung hoặc xác minh lại thông tin.

     

    Kết quả ở 3 mức (1,2,3): có mối liên hệ

    Kết quả ở 3 mức (4,5,6): không có mối liên hệ

    1.2. Năm tiêu chí đánh giá chính

    • mối liên hệ hợp lý giữa thời gian xảy ra phản ứng và thời gian sử dụng thuốc nghi ngờ không?
    • Phản ứng có thể giải thích được bằng tình trạng bệnh lý hoặc các thuốc khác sử dụng đồng thời hay không?
    • Các biểu hiện của phản ứng có được cải thiện khi ngừng sử dụng thuốc nghi ngờ không?
    • Phản ứng có phải là tác dụng bất lợi đặc trưng đã được biết đến của thuốc nghi ngờ ? (có thể giải thích bằng đặc tính dược lý và cơ chế tác dụng của thuốc hoặc đã được mô tả rõ ràng trong y văn, đặc biệt là các phản ứng typ B)
    • Phản ứng có lặp lại khi tái sử dụng thuốc nghi ngờ không? (nếu có dùng lại thuốc nghi ngờ) 

    Để qui kết vào 1 mức cụ thể, phải đảm bảo đủ các tiêu chí tương ứng của mức qui kết đó. Riêng trường hợp “chắc chắn” - tiêu chí “tái sử dụng thuốc” có thể không có, nếu có bằng chứng thực sự thuyết phục (như sốc phản vệ ngay sau dùng thuốc. phản ứng tại chỗ tiêm hoặc phản ứng tại vị trí đưa thuốc).

    Đánh giá theo thứ tự từ mức cao nhất đến thấp nhất.

    Nếu không đáp ứng đủ các tiêu chí của mức qui kết cao hơn thì chuyển xuống rà soát các tiêu chí của mức qui kết thấp hơn liền kề.

    2. Thẩm định đánh giá theo thang Naranjo

    STT

    Câu hỏi đánh giá

    Tính điểm

    Điểm

    Không

    Không có thông tin

    1

    Phản ứng có được mô tả trước đó trong y văn không?

    1

    0

    0

    1

    2

    Phản ứng có xuất hiện sau khi điều trị bằng thuốc nghi ngờ không?

    2

    -1

    0

    2

    3

    Phản ứng có được cải thiện sau khi ngừng thuốc hoặc dùng chất đối kháng không?

    1

    0

    0

    1

    4

    Phản ứng có tái xuất hiện khi dùng lại thuốc không?

    2

    -1

    0

    0

    5

    Có nguyên nhân nào khác (trừ thuốc nghi ngờ) có thể là nguyên nhân gây ra phản ứng hay không?

    -1

    2

    0

    2

    6

    Phản ứng có xuất hiện khi dùng placebo không?

    -1

    1

    0

    0

    7

    Nồng độ thuốc trong máu (hay các dịch sinh học khác) có ở ngưỡng gây độc không?

    1

    0

    0

    0

    8

    Phản ứng có nghiêm trọng hơn khi tăng liều hoặc ít nghiêm trọng hơn khi giảm liều không?

    1

    0

    0

    0

    9

    Bệnh nhân có gặp phản ứng tương tự với thuốc nghi ngờ hoặc các thuốc tương tự trước đó không?

    1

    0

    0

    0

    10

    Phản ứng có được xác nhận bằng các bằng chứng khách quan như kết quả xét nghiệm bất thường hoặc kết quả chẩn đoán hình ảnh bất thường hay không?

    1

    0

    0

    0

    Tổng điểm

    6

    Kết luận


    4 mức độ quan hệ nhân quả:

    • Chắc chắn                              ≥ 9 điểm
    • Có khả năng                          5-8 điểm
    • Có thể                                     1-4 điểm
    • Nghi ngờ                                <1 hoặc 0 điểm

     

    3. Kết quả thẩm định báo cáo ADR

    3.1. Kháng sinh

    TÊN THUỐC 

    PHẢN ỨNG CÓ HẠI 

    MỨC PHÂN LOẠI 

    ĐÁNH GIÁ 

    Nhóm Betalactam

    • Cephalosporin thế hệ 1

    Cefadroxil (Mekocefal)

     

    Phản ứng phản vệ (mẩn đỏ, phù mắt, phù mặt, HA tụt 7/4cmHg

    Có khả năng

    DTQG 2009: <1/1000

    QG 2011: 4/10 báo cáo (40%)

    Cefazolin

    Mẩn đỏ, ngứa

    Có khả năng

    QG 2010: 10/12 báo cáo (83.3%)

    • Cephalosporin thế hệ 3

    Cefotaxim

    (Cefotaxim, Cefotaxon)

     

    Sốc phản vệ (khó thở, mạch nhanh nhẹ, HA tụt, da sẩn đỏ, ngứa vùng ngực, hai tay, vã mồ hôi, tiểu không tự chủ, lo lắng, hốt hoảng)

    Chắc chắn

    DTQG 2009: <1/1000

    QG 2010: 23/177 báo cáo (13%)

    QG 2011: 54/320 báo cáo (16.9%)

     

    Nổi mẩn, ngứa, mày đay, khó thở

    Chắc chắn, có khả năng

    QG 2011: 191/319 báo cáo (59.9%) phản ứng da, 19/319 báo cáo (5.96%) khó thở

     

    Sưng phù mi mắt

    Có thể

    DTQG 2009: <1/1000

    QG 2010: 7/177 báo cáo (4%)

    Cefdinir

    Mẩn đỏ toàn thân, ngứa

    Có khả năng

    QG 2011: không có báo cáo/1 ca

    Vigibase 2011: 183/340 báo cáo (53.8%) phản ứng ngoài da

    • Penicillin phổ rộng

    Amoxicillin+a.clavulanic

    (Augmentine, Augbactam)

     

    Mề đay, phù mặt, khó thở

    Có khả năng

    DTQG 2009:  3-10% mề đay

    QG 2011: 14/51 báo cáo (27.5%) phản ứng ngoài da

    WHO 2012: 35/1189 báo cáo (3%) phù mặt, 21/1189 báo cáo (1.8%) khó thở

    Piperacilin+tazobactam

    (Tazocin)

    Nhức đầu, chóng mặt, mạch nhanh, sốt

    Có khả năng

    WHO 2012: 1/121 báo cáo (0.8%) chóng mặt, 3/121 báo cáo (2.5%) sốt, không có báo cáo nhức đầu, mạch nhanh

    Nhóm nitroimidazol

    Metronidazol

    Sưng phù mi mắt

    Không chắc chắn

    QG 2010: 1/13 báo cáo (7.7%)

     

    Mệt, khó thở

    Có khả năng

    QG 2011: 4/36 báo cáo (11.1%) mệt, 4/36 báo cáo (11.1%) khó thở

    Nhóm Quinolon

    Ciprofloxacin

    Mệt, khó thở

    Có khả năng

    DTQG 2009: <1/1000

    QG 2011: 2/66 báo cáo (3%) mệt, 2/66 báo cáo (3%) khó thở

    Nhóm Lincosamid

    Clindamycin

    Buồn nôn, đau thượng vị

    Có khả năng

    DTQG 2009: >1/100, 8% phản ứng đường tiêu hóa
    QG 2011: 8/56 báo cáo (14.3%) về nôn, đau thượng vị
    Vigibase 2012
    : 54/1079 báo cáo (5%) về nôn, đau thượng vị

     

    3.2. Thuốc giảm đau:

    TÊN THUỐC 

    PHẢN ỨNG CÓ HẠI 

    MỨC
    PHÂN LOẠI
     

    ĐÁNH GIÁ 

    Diclofenac

    (Voltaren, Diclofen)

    Sốc phản vệ (mệt, vã mồ hôi, nổi da gà, HA tụt)

    Chắc chắn

    DTQG 2009: 1/1000-1/100
    WHO 2011: 278/5780 báo cáo (5%)
    QG 2011
    : 8/83 báo cáo (9.6%)

     

    Phù
    Nổi mẫn đỏ, ngứa
    Sưng phù 2 mí mắt

    Có khả năng

    DTQG 2009: 1/1000-1/100
    WHO 2011: 1600/5780 báo cáo (28%) về phù, 2216/5780 báo cáo (38%) về phản ứng ngoài da
    QG 2011: 26/83 báo cáo (31%) về phù, 34/83 báo cáo (41%) về phản ứng ngoài da

     

    Xuất huyết âm đạo

    Chắc chắn

    TCYTTG 2010-2012: 1/12264 báo cáo (0.008%) về xuất huyết âm đạo

     

    Phù mắt, khó thở

    Có khả năng

    DTQG 2009: 1/1000-1/100
    QG 2010: 16/50 báo cáo (32%) phù, 5/50 báo cáo (10%) khó thở

           

    Ketoprofen (Kepain)

     

    Phù mắt

    Có khả năng, chắc chắn

    DTQG 2009: <1/1000
    QG 2010: 1/2 báo cáo (50%)
    QG 2011: 3/6 báo cáo (50%)

    Phản ứng phản vệ (mạch nhanh, HA tụt, khó thở, phổi có ran rít, phù mi mắt, ngứa, mẩn đỏ..)

    Có khả năng

    DTQG 2009: <1/1000
    QG 2010: 1/2 báo cáo (50%) phù mắt, ngứa
    WHO 2011
    : 10/2683 báo cáo (0.4%)

    Paracetamol
    (Perfalgan, Paracetamol Kabi)

     

     

    Mề đay, phù mặt, khó thở

    Có khả năng

    DTQG 2009: 1/1000-1/100 mề đay
    QG 2011: 123/151 báo cáo (81.5%) phản ứng ngoài da
    WHO 2011
    : 8/703 báo cáo (1.1%) phù mặt, 13/703 báo cáo (1.8%) khó thở

    Sốc phản vệ

    Chắc chắn

    DTQG 2009: <1/1000
    QG 2010: 3/77 báo cáo (3.9%)

    Nổi mẩn đỏ, ngứa

    Có thể liên quan

    DTQG 2009: 1/1000-1/100
    QG 2010: 68/77 báo cáo (88.3%)

     

    3.3.Thuốc khác

    TÊN THUỐC 

    PHẢN ỨNG CÓ HẠI 

    MỨC
    PHÂN LOẠI
     

    ĐÁNH GIÁ 

    Oxytocin

     

    Đỏ da

    Không chắc chắn

    DTQG 2009: <1/1000

    QG 2010: 2/2 báo cáo (100%)

    Albumin (Relab)

     

    Lạnh run, sốt, khó thở, mệt, mẩn ngứa

    Có thể

    QG 2010: 1 báo cáo

    Misoprostol

     

    Tê hai lòng bàn tay, nổi đỏ kết mạc, sưng mi mắt

    Chắc chắn

    QG 2010: không báo cáo về viêm kết mạc/dị cảm

    Phloroglucinol (Spasless)

    Sốc phản vệ (tím tái, khó thở, HA tụt)

    Có khả năng

    WHO 1990-2012: 1/49 báo cáo (2%)

    Quinvaxem

     

    Phản ứng phản vệ (tím tái, co giật, sốt)

    Có thể

    QG 2011: không có báo cáo

    QG 2012: 16/18 báo cáo (88.9%)

    Martindale, AHFS: không có thông tin

    Tài liệu tham khảo:

    1. Trung tâm DI&ADR ((2013), Tài liệu tập huấn lớp “Nâng cao kỹ năng cảnh giác Dược cho Cán Bộ Y Tế”
    2. Bệnh viện Từ Dũ (2013), Các kết quả thẩm định báo cáo ADR
    DS. Đặng Thị Thuận Thảo

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ