Labetalol, Nifedipin: kết cục điều trị tăng huyết áp trong thai kỳ
DS. Võ Trương Diễm Phương (dịch)
Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, việc điều trị tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ bằng labetalol không khác biệt đáng kể về kết cục trên người mẹ hoặc trẻ sơ sinh, so với việc điều trị bằng nifedipin.
Thử nghiệm ngẫu nhiên, đa trung tâm, không mù (open-label), đã cho thấy việc điều trị tăng huyết áp mạn tính ở mức độ nhẹ trong thai kỳ, có lợi hơn so với trì hoãn điều trị đến khi tình trạng này trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, chưa biết rõ lựa chọn điều trị ban đầu nào ảnh hưởng đến kết cục điều trị và mức độ ảnh hưởng như thế nào.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
So sánh ba nhóm đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu trên tổng số 2.292 phụ nữ, được chia thành 3 nhóm tùy theo loại thuốc được kê đơn ban đầu, bao gồm: 720 (31,4%) phụ nữ được điều trị labetalol; 417 (18,2%) phụ nữ được bắt đầu điều trị bằng nifedipin và 1.155 phụ nữ (50,4%) được chăm sóc tiêu chuẩn. So sánh điều trị bằng labetalol với chế độ chăm sóc tiêu chuẩn; nifedipin với chế độ chăm sóc tiêu chuẩn; và labetalol với nifedipin.
Kết cục chính là tình trạng tiền sản giật kèm theo các biến chứng nghiêm trọng; sinh non trước 35 tuần tuổi thai; nhau bong non; thai nhi hoặc trẻ sơ sinh tử vong. Kết cục thứ cấp là trẻ sơ sinh nhỏ hơn so với tuần tuổi thai. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn so sánh tác dụng phụ giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu
- Kết cục chính xảy ra ở 30,1% nhóm phụ nữ được điều trị bằng labetalol; 31,2% nhóm phụ nữ được điều trị bằng nifedipin; và 37% nhóm phụ nữ được chăm sóc tiêu chuẩn.
- Nguy cơ kết cục chính ở các nhóm phụ nữ được điều trị thấp hơn. Giữa việc điều trị bằng labetalol và chăm sóc tiêu chuẩn, nguy cơ tương đối hiệu chỉnh là 0,82 (khoảng tin cậy 95%, 0,72-0,94). Giữa việc điều trị bằng nifedipin và chăm sóc tiêu chuẩn, nguy cơ tương đối hiệu chỉnh là 0,84 (khoảng tin cậy 95%, 0,71-0,99). Không có sự khác biệt đáng kể về nguy cơ kết cục chính giữa việc điều trị bằng labetalol với nifedipin, nguy cơ tương đối hiệu chỉnh là 0,98 (khoảng tin cậy 95%, 0,82-1,18).
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa về số lượng trẻ sơ sinh có cân nặng nhỏ hơn tuổi thai hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng giữa nhóm phụ nữ được điều trị bằng labetalol so với nifedipin.
Các tác dụng phụ thường gặp hơn ở nhóm điều trị bằng nifedipin so với labetalol (35,7% và 28,3%, p = 0,009) và chăm sóc tiêu chuẩn (35,7% và 26,3%, p = 0,0003). Tỷ lệ tác dụng phụ ở nhóm điều trị bằng labetalol cao hơn không có ý nghĩa thống kê so với chăm sóc tiêu chuẩn (28,3% và 26,3%, p = 0,34). Tác dụng phụ được báo cáo chủ yếu là đau đầu, không dung nạp thuốc, chóng mặt, buồn nôn, khó tiêu, vàng da ở trẻ sơ sinh và nôn mửa.
Vì vậy, các tác giả của nghiên cứu cho rằng, labetalol dường như ít tác dụng phụ và được dung nạp tốt hơn so với nifedipin. Ngoài ra, labetalol thuộc nhóm ức chế thụ thể alpha và beta thế hệ thứ ba, chống chỉ định cho những trường hợp mắc bệnh phổi tắc nghẽn. Nifedipin là thuốc chẹn kênh canxi, nhóm dihydropyridin, chống chỉ định cho những trường hợp có nhịp tim nhanh.
Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu khác, không tìm thấy sự khác biệt giữa labetalol và nifedipin. Labetalol hoặc nifedipin đều có thể được xem xét là lựa chọn điều trị đầu tay nhằm kiểm soát tình trạng tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong thai kỳ, giảm nguy cơ kết cục bất lợi cho mẹ và kết cục chu sinh khác, mà không làm tăng nguy cơ gây hại cho bào thai.
Tài liệu tham khảo:
https://www.medscape.com/s/viewarticle/labetalol-nifedipine-outcome-pregnancy-hypertension-2024a1000cap
Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ. Các yếu tố dược động học ở trẻ sơ sinh thay đổi liên tục do sự phát triển nhanh về sinh lý. Tiêm tĩnh mạch thường được sử dụng trong điều trị cho trẻ sơ sinh, đặc biệt khi trẻ đang điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực. Khi tiêm tĩnh mạch, hiệu quả gần như tức thời. Hầu hết các loại thuốc tiêm tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh có những yêu cầu riêng về độ pha loãng và/hoặc tốc độ truyền.
Trong giai đoạn năm 2018-2021, Mạng lưới An toàn Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NHSN) đã báo cáo rằng 0,4% (n = 1.951) các ca nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (HAI) ở Hoa Kỳ nguyên nhân do Acinetobacter spp. gây ra. Trong số này có 28-45% không nhạy cảm với kháng sinh carbapenem (tức là trung gian hoặc đề kháng).
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Nội dung chi tiết vui lòng xem file đính kèm
Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.
Sự ra đời của vắc-xin giúp chúng ta chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tổ chức y tế thế giới ước tính chương trình tiêm chủng hiện nay giúp ngăn ngừa 3,5-5 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm và sởi [2].