Liều Metronidazole hai lần một ngày: Biện luận về dược động học và lâm sàng
DS. Đặng Nguyễn Quỳnh Như
Khoa Dược
(Lược dịch)
Metronidazole, một loại kháng sinh thuộc nhóm nitroimidazole được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiễm trùng kỵ khí, thường được dùng với chế độ liều 3 lần một ngày (TID). Tuy nhiên, thuốc có liên quan đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như khó chịu ở đường tiêu hóa và bệnh lý thần kinh ngoại biên, và có thể được giảm bằng cách dùng thuốc với tần suất ít hơn. Một cái nhìn sâu hơn về cơ sở dược động học và bằng chứng lâm sàng ủng hộ việc dùng liều hai lần mỗi ngày (BID) có thể mang lại chiến lược tối ưu nhất trong điều trị các bệnh nhiễm trùng khác nhau.
Metronidazole, một tiền chất có sinh khả dụng cao (> 90%) khi dùng đường uống, phân bố rộng rãi vào các dịch cơ thể và mô, ngoại trừ mô mỡ và mô nhau thai. Kháng sinh này trải qua quá trình chuyển hóa ở gan, tạo ra chất chuyển hóa hydroxy có hoạt tính với thời gian bán hủy tương đương với thời gian bán hủy của hợp chất gốc, khoảng 11 đến 13 giờ đối với chất chuyển hóa và 8 giờ đối với thuốc gốc. Metronidazole là một loại kháng sinh phụ thuộc vào nồng độ, thông số quan trọng để tối ưu hóa hiệu quả là nồng độ đỉnh trên nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của chủng phân lập.
Nghiên cứu dược động học của Earl và cộng sự (1986), các tác giả đã so sánh nồng độ đỉnh trong huyết thanh khi dùng liều BID 400mg đường uống và liều BID 500 mg tiêm tĩnh mạch. Nồng độ đỉnh trung bình khi dùng metronidazole đường uống và tiêm tĩnh mạch ở đối tượng này lần lượt là 17,4 mg/L và 23,6 mg/L. Tiêm tĩnh mạch 500mg TID cho nồng độ metronidazole tối đa trong huyết thanh trung bình dao động từ 15 đến 25 mg/L.
Một số nghiên cứu về kết quả lâm sàng ủng hộ trong việc dùng liều BID. Soule và cộng sự (2018) cho thấy tỷ lệ cải thiện lâm sàng tương đương giữa chế độ điều trị TID và BID (83% ở cả hai nhóm, p=1,00, khác biệt không có ý nghĩa thống kê) khi điều trị các bệnh nhiễm trùng kỵ khí, chỉ ra sự không thua kém giữa 2 chế độ điều trị. Ngoài ra, mặc dù không có sự khác biệt đáng kể về thời gian nằm viện giữa 2 nhóm, nhưng nhóm với chế độ liều BID có xu hướng nằm viện lâu hơn (5,2% so với 8,1%, p=0,110).
Shah và cộng sự (2021) không tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa liều mỗi 8 giờ và mỗi 12 giờ đối với các bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn kỵ khí, chủ yếu là Bacteroides fragilis. Đối với kết quả chính là tử vong do mọi nguyên nhân, không tìm thấy sự khác biệt đáng kể: 15,6% ở nhóm 8 giờ so với 9,4% ở nhóm 12 giờ. Đáng chú ý, nghiên cứu này đã loại trừ những bệnh nhân được điều trị nhiễm C. difficile và nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương (CNS).
Lloyd và cộng sự (1994) đã nghiên cứu tỷ lệ nhiễm trùng sau phẫu thuật trong vòng 7 ngày sau khi nhổ răng hàm thứ ba hàm dưới khi bệnh nhân được dùng metronidazole để điều trị dự phòng. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các biến chứng sau phẫu thuật giữa chế độ dùng thuốc BID và TID. Đáng chú ý, tỷ lệ buồn nôn cao hơn được quan sát thấy ở nhóm TID, với 15 bệnh nhân gặp phải tình trạng này khi dùng chế độ dùng thuốc mỗi 8 giờ so với 8 bệnh nhân trong chế độ dùng thuốc mỗi 12 giờ (p < 0,05)
Liều dùng metronidazole BID phù hợp với đặc điểm dược động học và được chứng tỏ không thua kém về mặt lâm sàng so với chế độ điều trị TID trong điều trị các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Bảng dưới đây tóm tắt các khuyến nghị dùng thuốc dựa trên loại nhiễm trùng, trong đó một số nhiễm trùng đã có chỉ định BID. Liều metronidazole hai lần mỗi ngày đưa ra một cách tiếp cận hợp lý dựa trên các nguyên tắc dược động học và dữ liệu lâm sàng, có khả năng làm giảm các tác dụng phụ như buồn nôn. Ngoài ra, việc thực hiện chiến lược dùng thuốc này đã được chứng minh là làm giảm chi phí sử dụng kháng sinh hàng năm. Điều quan trọng là thiếu dữ liệu lâm sàng để hỗ trợ việc dùng liều BID để điều trị nhiễm trùng C. difficile và CNS. Các bác sĩ lâm sàng nên xem xét việc giảm tần suất dùng thuốc này trong các bệnh nhiễm trùng mà liều TID có thể không mang lại lợi ích bổ sung.
Liều khuyến cáo của metronidazole tương ứng với các chỉ định |
|
Nhiễm amip |
500-750mg mỗi 8 giờ |
Viêm âm đạo do vi khuẩn |
500mg mỗi 12 giờ |
Nhiễm trùng do vết cắn (Dự phòng hoặc điều trị) |
500-750mg mỗi 8 giờ |
Clostridium difficile (off-label) |
500mg mỗi 8 giờ |
Nhiễm Giardia (off-label) |
250mg mỗi 8 giờ hoặc 500mg mỗi 12 giờ |
Helicobacter pylori (off-label) |
Phác đồ 3 thuốc có clarithromycin: 500mg mỗi 8 giờ. Phác đồ 4 thuốc có bismuth: 250mg mỗi 6 giờ hoặc 500mg mỗi 6 – 8 giờ Phác đồ nối tiếp: 500mg mỗi 12 giờ |
Nhiễm khuẩn ổ bụng |
500mg mỗi 8 giờ |
Áp xe nội sọ |
7,5mg/kg mỗi 6 -8 giờ |
Viêm nướu cấp liên quan đến mảng bám (off-label) |
500mg mỗi 8 giờ |
Viêm nha chu liên quan đến mảng bám (off-label) |
|
Nhiễm trùng mô mềm có sinh mủ (off-label) |
|
Viêm phổi do hít phải |
|
Viêm túi thừa (off-label) |
500mg mỗi 12 giờ |
Viêm vùng chậu |
|
Điều trị Trichomonas ban đầu |
Nữ: 500mg mỗi 12 giờ Nam: 2g liều duy nhất hoặc 500mg mỗi 12 giờ |
Nhiễm trùng hoại tử |
500mg mỗi 6 giờ |
Nhiễm trùng vết mổ |
500mg mỗi 8 giờ |
Uốn ván |
500mg mỗi 6 - 8 giờ |
Nguồn
https://www.pharmacytimes.com/view/metronidazole-twice-daily-a-pharmacokinetic-and-clinical-justification
Trong giai đoạn năm 2018-2021, Mạng lưới An toàn Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NHSN) đã báo cáo rằng 0,4% (n = 1.951) các ca nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (HAI) ở Hoa Kỳ nguyên nhân do Acinetobacter spp. gây ra. Trong số này có 28-45% không nhạy cảm với kháng sinh carbapenem (tức là trung gian hoặc đề kháng).
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.
Sự ra đời của vắc-xin giúp chúng ta chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tổ chức y tế thế giới ước tính chương trình tiêm chủng hiện nay giúp ngăn ngừa 3,5-5 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm và sởi [2].
Phòng ngừa suy nhược, mệt mỏi, đau nhức:
Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định
Chế độ ăn hợp lý trao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.
Chườm khăn lạnh nếu có nhức mỏi, đau cơ.