Loãng xương và canh dưỡng sinh
Ds. CKI. Huỳnh Kim Hằng
Khoa Dược – BV Từ Dũ
1. Phân tích bệnh lý và mối nguy hại
Loãng xương là một bệnh về xương do tổ chức xương bị thiếu muối vô cơ mà thành phần chủ yếu là canxi. Theo thống kê, tại mỹ mỗi năm có khoảng 1,3 triệu người bị bệnh loãng xương. Tỉ lệ loãng xương tăng theo độ tuổi và tỉ lệ mắc bệnh loãng xương ở nữ cao hơn nam. Hoạt động toàn thân và cục bộ quá ít cũng gây loãng xương.
Dấu hiệu lâm sàng của bệnh loãng xương: Nằm thấy đau lưng, đi thấy đau gót chân nổi bật nhất là đau xương hông, vẹo hông, khòm lưng, người co rút. Người lớn tuổi thường coi đó là biểu hiện của tuổi già không thể tránh khỏi nhưng thực tế đó là do loãng xương tạo ra và có thể phòng tránh được. Đặc biệt là xương dễ gãy, rạn nứt khi va chạm nhất là cột sống đặc biệt nghiêm trọng phải phòng trị kịp thời.
Nguyên tắc dưỡng sinh chính là phải cải thiện chứng loãng xương bằng một số liệu pháp như tập luyện thể dục đi bộ, chạy bộ, đánh cầu, khiêu vũ, tập zô ga, thái cực quyền… mỗi tuần ít nhất 3 lần, mỗi lần từ 30 – 45 phút. Dùng những thực phẩm có công dụng kiện gân cốt, bổ sung canxi, phosphor một cách phù hợp. Thức ăn nên dùng: ngũ cốc, chế phẩm từ đậu, cải bó xôi, nấm hương, cá hồi, tôm tép, sườn…
2. Giói thiệu các món canh dưỡng sinh
2.1. Canh cá hồi:
Nguyên liệu: Cá hồi 150g, cải bó xôi 25g, nấm rơm 10g, long trắng trứng 1 trái. Gia vị: nước dùng, muối, bột năng, bột ngọt, sa tế, mè, rượu vàng, tiêu.
Cách làm: Cá hồi làm sạch bỏ xương cắt miếng vừa ăn cho vào nồi thêm rượu vàng, muối, tiêu, bột ngọt ướp 15 phút. Nấm rơm làm sạch, cải rửa sạch cắt khúc, nước dùng nấu sôi cho nấm, cải nêm vừa ăn, nấu sôi cho lòng trắng trứng vào đánh tan, cho bột năng khuấy đều đến khi bột chín đổ lên dĩa cá hồi đã hấp chín thêm sa tế và mè, ăn nóng.
Công dụng: Cá hồi có giá trị dinh dưỡng cao, axít béo không no trong cá làm giảm cholesterol và mỡ máu, phòng trị bệnh tim mạch. Axit béo omega-3 là chất dinh dưỡng không thể thiếu cho não, võng mạc mắt, hệ thần kinh, nâng cao chức năng não, phòng ngừa chứng hay quên của tuổi già. Vitamin D trong cá tăng cường hấp thu canxi phòng ngừa loãng xương và giúp xương phát triển.
2.2. Canh khoai tây, tôm thịt:
Nguyên liệu: Khoai tây 2 củ, tôm khô 20g, thịt nạc 200g, nấm đông cô 4 tai, gừng, hành, muối, rượu vàng, tiêu, nước dùng.
Cách làm: Khoai tây, gừng gọt vỏ rửa sạch, cắt miếng. Tôm khô ngâm nước, thịt làm sạch cắt miếng. Nấu nước sôi cho thịt, khoai, tôm khô, nấm gừng, rượu vàng nấu với lửa nhỏ trong 1 giờ, nêm nếm gia vị vừa ăn, cho hành nhắc xuống.
Công dụng: Canh này có nhiều canxi, phosphor, sắt có giá trị dinh dưỡng cao tốt cho người bị loãng xương.
2.3. Canh xương dê:
Nguyên liệu: Xương dê tươi 500g, thận dê 2 quả, ngũ vị hương, hành hoa, gừng tươi, muối, bột ngọt.
Cách làm: Xương và thận làm sạch, gừng đập dập, tất cả cho vào nồi cho nước vừa đủ, nấu sôi, hớt bọt, cho rượu, thêm muối nấu lửa nhỏ cho mềm. Thêm ngũ vị hương và bột ngọt vừa ăn.
Công dụng: Ôn bổ thận dương, cường gân kiện cốt thích hợp với chứng loãng xương do thận dương hư.
2.4. Canh bóng cá thịt ngỗng:
Nguyên liệu: Bóng cá 30g, thịt ngỗng 250g, gia vị.
Cách làm: Thịt ngỗng và bóng cá thái miếng vừa ăn, thả vào nồi nước sôi nấu nhỏ lửa đến khi thịt mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn thêm hành ngò nhắc xuống ăn với cơm.
Công dụng: Món canh này ích khí dưỡng âm, bổ thận ích trí, thích hợp với người bị loãng xương sau mãn kinh do thận âm bất túc gây ra.
2.5. Canh xương hầm cá mực
Nguyên liệu: Xương heo 250g, xương cá mực 250g, muối.
Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu đập dập cho vào nồi thêm nước vừa đủ nấu sôi và vặn lửa nhỏ nấu đến khi canh có màu trắng đặc dính, nêm vừa ăn.
Công dụng: Bổ hư ích thận, bổ sung canxi cho người bị loãng xương.
2.6. Canh giò heo nấu đậu:
Nguyên liệu: Đậu nành 100g, táo đỏ 50g, giò heo 0.5kg, Gia vị, hành, gừng.
Cách làm: Giò heo cạo, rửa sạch cho vào nồi luộc chín, táo, đậu rửa sạch. Nấu nước sôi cho giò heo, vớt bọt thêm rượu thơm, gừng, đậu nành, táo đỏ nấu sôi vặn lửa nhỏ khi đậu mềm nêm gia vị vừa ăn, thêm hành.
Công dụng: Món canh này bổ sung canxi và làm cho làn da tươi đẹp, bổ sung khí huyết phòng chống loãng xương rất tốt, nhất là đối với chị em ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.
2.7. Canh sườn nấu câu kỷ tử và sơn dược:
Nguyên liệu: Câu kỷ tử 20g, sơn dược 150g, sườn 0.5kg, chao 50g, gừng, hành, rượu vàng, gia vị.
Cách làm: Hạt câu kỷ tử rửa sạch, ngâm nước. Sơn dược rửa sạch gọt vỏ cắt miếng, sường rửa sạch chặt miếng vừa ăn. Phi gừng cho thơm rồi cho sườn vào xào sơ, cho rượu vàng, thêm hành. Cho tất cả vào nồi sành thêm chao, muối, nước nấu sôi vặn nhỏ lửa đến khi sườn mềm thêm hạt câu kỷ tử vào nấu 10 phút, nêm vừa ăn.
Công dụng: Người loãng xương thương do liên quan hệ nội tiết việc hấp thu canxi kém, vận động ít, món canh này dinh dưỡng cao, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn, nâng cao việc hấp thu dinh dưỡng, cải thiện nhiều chứng loãng xương
2.8. Canh thịt gà nấu nấm hương đậu hũ:
Nguyên liệu: Đùi gà 150g, nấm hương, hạt đậu tương non 100g, 1 quả cà chua, 50g rong biển t
Cách làm: Đùi gà rửa sạch chặt miếng, nấm hương làm sạch, cà chua cắt miếng. Dầu sôi xào hành, cà chua thêm nước nấu sôi thêm gà nấu thêm 30 phút cho các nguyên liệu khác vào nấu thêm đến khi đậu mềm, nêm gia vị vừa ăn.ươi, hành tây bằm nhuyễn. Gia vị: rượu vàng, dầu hào, bột ngọt, …
Công dụng: Nấm hương có ergosterol đặc biệt mà các loại rau bình thường không có. Chất này có thể chuyển hóa thành vitamin D, thúc đẩy việc hấp thu canxi cho cơ thể phòng chống nguy cơ loãng xương.
2.9. Thịt rùa nấu đỗ trọng:
Nguyên liệu: Rùa 1 con, thịt hạnh đào 30g, đỗ trọng 50g, trần bì 15g, hạt câu kỷ tử 15g, xương heo 200g, gừng, rượu vàng, gia vị.
Cách làm: Thịt rùa làm sạch cắt miếng, xương heo trụng nước sôi, đỗ trọng rửa sạch ngâm nước 1 giờ, hạt câu kỷ tử, hạnh đào rửa sạch. Cho xương vào nồi đất thêm thịt rùa, gừng nấu sôi, hớt bọt. Cho đỗ trọng, câu kỷ tử, hạch đào, trần bì, rượu vàng, muối nấu lửa nhỏ đến khi thịt chín mềm vớt bỏ đỗ trọng nêm gia vị vừa ăn.
Công dụng: Theo đông y, loãng xương liên quan đến thận tinh suy hư, xương tủy mất dinh dưỡng vì thế món canh này bổ thận ích tinh, bổ tủy cường cốt. Đỗ trong lại còn bổ gan, thận các chứng đau nhức hông, gân cốt mỏi, tê nhức do phong thấp, liệt dương, tiểu đêm, thai lậu, âm hạ thấp dưỡng. Món canh này phòng chống loãng xương rất hữu hiệu.
Tài liệu:
- 1000 món canh dưỡng sinh trị bệnh – NXB. Mỹ Thuật - 2010
- 500 món ăn trị bệnh từ thịt – NXB. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh – 2010
- 500 bài thuốc đông y gia truyền trị bách bệnh – NXB. Từ điển bách khoa Hà Nội – 2010
Trong giai đoạn năm 2018-2021, Mạng lưới An toàn Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NHSN) đã báo cáo rằng 0,4% (n = 1.951) các ca nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (HAI) ở Hoa Kỳ nguyên nhân do Acinetobacter spp. gây ra. Trong số này có 28-45% không nhạy cảm với kháng sinh carbapenem (tức là trung gian hoặc đề kháng).
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.
Sự ra đời của vắc-xin giúp chúng ta chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tổ chức y tế thế giới ước tính chương trình tiêm chủng hiện nay giúp ngăn ngừa 3,5-5 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm và sởi [2].
Phòng ngừa suy nhược, mệt mỏi, đau nhức:
Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định
Chế độ ăn hợp lý trao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.
Chườm khăn lạnh nếu có nhức mỏi, đau cơ.