Metformin không cải thiện kết cục thai kỳ ở phụ nữ thừa cân
Ths.Ds Thân Thị Mỹ Linh – Khoa Dược
(lược dịch)
Theo kết quả của một thử nghiệm lâm sàng từ Úc, việc chỉ định sử dụng metformin kèm theo các thay đổi chế độ ăn uống và lối sống không cải thiện kết cục thai kỳ ở những phụ nữ thừa cân hoặc béo phì.
Kết quả nghiên cứu của bác sĩ Jodie Dodd và cộng sự tại bệnh viện Sản Nhi, Bắc Adelaide đăng trên tạp chí The Lancet Diabetes & Endocrinology, trực tuyến ngày 4 tháng 12; khuyến cáo không nên sử dụng metformin; các nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào việc cải thiện sức khỏe phụ nữ và thực hiện các chế độ ăn uống để kiểm soát cân nặng trước khi thụ thai.
Nghiên cứu GRoW đã thử nghiệm tác dụng của việc chỉ định thêm metformin trước khi sinh (liều tối đa 2.000 mg/ngày hoặc giả dược) cùng với các hướng dẫn về chế độ ăn uống và lối sống đối với kết cục của bà mẹ và trẻ sơ sinh ở 514 phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu có tuổi thai từ 10 đến 20 tuần và chỉ số BMI từ 25 kg/m2 trở lên.
Các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng trên 4.000 g giữa nhóm metformin và nhóm giả dược (16% so với 14%; RR, 0,97; P = 0,899).
Một kết quả khác của nghiên cứu cho thấy metformin không có tác dụng đối với việc kiểm soát cân nặng trong thai kỳ, mặc dù phụ nữ dùng metformin có mức tăng cân trung bình hàng tuần thấp hơn (độ lệch trung bình, -0,08 kg; P = 0,007) và tăng cân thai kỳ dưới mức khuyến cáo (RR, 1,46; P = 0,008).
Kết cục của bà mẹ và trẻ sơ sinh; chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, chất lượng cuộc sống và tinh thần của người mẹ không khác biệt đáng kể giữa các nhóm. Do đó, metformin không ảnh hưởng đến kết cục mang thai và sơ sinh lâm sàng. Kết luận của nghiên cứu phù hợp với các tài liệu khoa học hiện có.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng đối với phụ nữ mang thai thừa cân hoặc béo phì, can thiệp trong giai đoạn mang thai (sử dụng metformin, thay đổi chế độ ăn uống hoặc lối sống, hoặc kết hợp cả hai) có thể là quá ít và quá muộn. Những người thừa cân hoặc béo phì cần cải thiện chế độ ăn uống và lối sống và kiểm soát cân nặng trước khi thụ thai. Đồng thời khuyến cáo thai phụ kiểm soát để tránh tăng cân quá mức khi mang thai, điều này sẽ làm giảm nguy cơ thừa cân sau sinh, giảm béo phì hoặc béo phì trong lần mang thai tiếp theo.
Tài liệu tham khảo
Sốt là triệu chứng phổ biến trong thực hành lâm sàng hàng ngày và một số lượng lớn người bệnh nhập viện do sốt. Nhiều người bệnh được dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi-rút, thuốc kháng nấm hoặc thuốc kháng ký sinh trùng, nếu coi nhiễm trùng là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, thuốc được dùng để điều trị có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây sốt trong bối cảnh như vậy
Năm 2024, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã ban hành hướng dẫn về việc sử dụng doxycyclin dự phòng sau phơi nhiễm (doxy-PEP) để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). Dự phòng sau phơi nhiễm là một chiến lược hoá trị dự phòng, trong đó thuốc được dùng sau khi có khả năng phơi nhiễm để ngăn ngừa nhiễm trùng. Đây là một chiến lược phòng ngừa phổ biến và hiệu quả đối với HIV và các bệnh nhiễm trùng khác, chẳng hạn như bệnh dại và uốn ván. Doxycyclin là một kháng sinh nhóm tetracyclin phổ rộng dung nạp tốt và được khuyến cáo điều trị bệnh chlamydia và là phương pháp thay thế trong điều trị giang mai ở những bệnh nhân không có thai.
Việc bẻ, nghiền viên nén không bao, bao phim, bao đường hoặc mở viên nang giải phóng dược chất tức thì không làm thay đổi sinh khả dụng của thuốc và giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn
Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ. Các yếu tố dược động học ở trẻ sơ sinh thay đổi liên tục do sự phát triển nhanh về sinh lý. Tiêm tĩnh mạch thường được sử dụng trong điều trị cho trẻ sơ sinh, đặc biệt khi trẻ đang điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực. Khi tiêm tĩnh mạch, hiệu quả gần như tức thời. Hầu hết các loại thuốc tiêm tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh có những yêu cầu riêng về độ pha loãng và/hoặc tốc độ truyền.
Trong giai đoạn năm 2018-2021, Mạng lưới An toàn Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NHSN) đã báo cáo rằng 0,4% (n = 1.951) các ca nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (HAI) ở Hoa Kỳ nguyên nhân do Acinetobacter spp. gây ra. Trong số này có 28-45% không nhạy cảm với kháng sinh carbapenem (tức là trung gian hoặc đề kháng).
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau: