Nghiên cứu cho thấy các biện pháp tránh thai nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thanh thiếu niên
DS. Phạm Bình Bảo Ngọc (lược dịch)
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng thuốc tránh thai nội tiết sớm ở tuổi vị thành niên với nguy cơ trầm cảm ở tuổi trưởng thành.
Mặc dù các biện pháp tránh thai nội tiết tố có thể là một lựa chọn ngừa thai hiệu quả cho thanh thiếu niên, nhưng các nhà nghiên cứu từ Đại học Bang Ohio (Mỹ) nhận thấy tác động của chúng đối với sự phát triển của não bộ, bao gồm việc tăng mức độ hormone căng thẳng corticosterone.
Nghiên cứu trên những con chuột non cho thấy mối liên kết giữa các hormone tổng hợp có trong thuốc tránh thai (dạng viên uống, miếng dán và thuốc tiêm) với sự rối loạn khi truyền tín hiệu giữa các tế bào ở vỏ não trước trán. Vùng não này tiếp tục phát triển trong suốt thời niên thiếu. So với những con chuột đối chứng, những động vật được sử dụng thuốc tránh thai nội tiết sản sinh ra lượng corticosterone cao hơn, tương tự như cortisol ở người.
Nhà nghiên cứu cao cấp Benedetta Leuner, phó giáo sư tâm lý học tại bang Ohio, cho biết: “Kiểm soát sinh sản có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và quyền tự chủ của phụ nữ - vì vậy không phải là chúng tôi khuyên thanh thiếu niên không nên dùng biện pháp tránh thai nội tiết tố” “Điều cần thiết là được thông báo về tác động của các hormone tổng hợp đến trí não để chúng ta có thể đưa ra quyết định sáng suốt - và theo dõi nếu có bất kì rruit ro nào xảy ra. Sau đó, nếu bạn quyết định sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố, bạn sẽ chú ý nhiều hơn đến các dấu hiệu cảnh báo về bất kỳ tác dụng phụ nào có thể xảy ra liên quan đến thay đổi tâm trạng.”
Mặc dù các phương pháp tránh thai bằng nội tiết tố rất phổ biến, Kathryn Lenz - đồng tác giả nghiên cứu lưu ý rằng dữ liệu còn hạn chế về cách các phương pháp này ảnh hưởng đến não bộ và hành vi của thanh thiếu niên. Các phương pháp ngừa thai nội tiết tố hoạt động bằng cách ngăn buồng trứng sản xuất hormone ở mức cần thiết để sản xuất trứng và làm cho niêm mạc tử cung trở nên không thích hợp để trứng làm tổ.
Lenz cho biết trong một thông cáo báo chí: “Tuổi vị thành niên là giai đoạn có sự thay đổi mạnh mẽ ở não bộ và nội tiết tố, nhưng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng và chúng ta thực sự chưa hiểu rõ”.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kết hợp estrogen tổng hợp và progesterone (thường được tìm thấy trong các biện pháp tránh thai nội tiết tố) cho chuột cái trong 3 tuần, bắt đầu khoảng 1 tháng sau khi chúng được sinh ra - độ tuổi tương đương với tuổi vị thành niên sớm ở người. Các nhà nghiên cứu xác nhận rằng các loại thuốc đã làm gián đoạn chu kỳ sinh sản của động vật.
Các mẫu máu cho thấy những con chuột được thử nghiệm sản xuất nhiều corticosterone hơn những con đối chứng, đó là dấu hiệu chúng bị căng thẳng. Sau một thời gian hồi phục, mức độ corticosterone của chuột được điều trị vẫn ở mức cao. Các tuyến thượng thận cũng lớn hơn, điều này cho thấy việc sản xuất hormone gây căng thẳng của chúng luôn cao hơn so với động vật đối chứng.
Phân tích các dấu hiệu kích hoạt gen ở vỏ não trước trán của chuột cho thấy sự suy giảm các khớp thần kinh kích thích của não chuột được thử nghiệm so với đối chứng, nhưng không có thay đổi đối với các khớp thần kinh ức chế. Điều này có thể tạo ra sự mất cân bằng các kiểu tín hiệu bình thường và dẫn đến thay đổi hành vi.
Trong nghiên cứu trước đây, việc mất đi các khớp thần kinh kích thích ở vỏ não trước trán có liên quan đến căng thẳng mãn tính và trầm cảm.
Các nghiên cứu bổ sung sẽ tập trung vào tác động của các biện pháp tránh thai nội tiết tố lên não giữa tuổi dậy thì và cuối tuổi vị thành niên, đây là thời điểm khó khăn để nghiên cứu vì bộ não đang phát triển và thay đổi liên tục. Người ta vẫn còn nghi ngờ về lý do đằng sau tác dụng của những loại thuốc này.
“Đây là những hormone tổng hợp, vậy chúng ảnh hưởng đến não do đặc tính tổng hợp của chúng hay vì chúng đang ngăn chặn sản xuất các hormone tự nhiên?” Lenz nói trong một thông cáo báo chí. “Đó là một câu hỏi khó trả lời nhưng quan trọng.”
Tài liệu tham khảo:
https://www.pharmacytimes.com/view/study-shows-hormonal-contraceptives-may-affect-adolescent-brain-development. Updated Nov 29, 2022
Sốt là triệu chứng phổ biến trong thực hành lâm sàng hàng ngày và một số lượng lớn người bệnh nhập viện do sốt. Nhiều người bệnh được dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi-rút, thuốc kháng nấm hoặc thuốc kháng ký sinh trùng, nếu coi nhiễm trùng là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, thuốc được dùng để điều trị có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây sốt trong bối cảnh như vậy
Năm 2024, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã ban hành hướng dẫn về việc sử dụng doxycyclin dự phòng sau phơi nhiễm (doxy-PEP) để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). Dự phòng sau phơi nhiễm là một chiến lược hoá trị dự phòng, trong đó thuốc được dùng sau khi có khả năng phơi nhiễm để ngăn ngừa nhiễm trùng. Đây là một chiến lược phòng ngừa phổ biến và hiệu quả đối với HIV và các bệnh nhiễm trùng khác, chẳng hạn như bệnh dại và uốn ván. Doxycyclin là một kháng sinh nhóm tetracyclin phổ rộng dung nạp tốt và được khuyến cáo điều trị bệnh chlamydia và là phương pháp thay thế trong điều trị giang mai ở những bệnh nhân không có thai.
Việc bẻ, nghiền viên nén không bao, bao phim, bao đường hoặc mở viên nang giải phóng dược chất tức thì không làm thay đổi sinh khả dụng của thuốc và giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn
Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ. Các yếu tố dược động học ở trẻ sơ sinh thay đổi liên tục do sự phát triển nhanh về sinh lý. Tiêm tĩnh mạch thường được sử dụng trong điều trị cho trẻ sơ sinh, đặc biệt khi trẻ đang điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực. Khi tiêm tĩnh mạch, hiệu quả gần như tức thời. Hầu hết các loại thuốc tiêm tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh có những yêu cầu riêng về độ pha loãng và/hoặc tốc độ truyền.
Trong giai đoạn năm 2018-2021, Mạng lưới An toàn Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NHSN) đã báo cáo rằng 0,4% (n = 1.951) các ca nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (HAI) ở Hoa Kỳ nguyên nhân do Acinetobacter spp. gây ra. Trong số này có 28-45% không nhạy cảm với kháng sinh carbapenem (tức là trung gian hoặc đề kháng).
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau: