Nghiên cứu mối liên quan giữa việc sử dụng kháng sinh khi mang thai và dị ứng đường hô hấp ở trẻ
DS. Dương Thị Thanh Sương
Khoa Dược
Bệnh dị ứng ở trẻ gia tăng và thường kèm theo vấn đề sức khỏe khác (béo phì, rối loạn giấc ngủ,…) làm giảm chất lượng cuộc sống. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp thường có hệ vi sinh vật mũi họng kém đa dạng hơn trẻ có đường hô hấp bình thường. Hơn nữa, sự xâm nhập của vi khuẩn vào đường hô hấp ở trẻ sơ sinh có liên quan đến bệnh hen suyễn ở trẻ khi lớn.
Để đánh giá mối liên quan giữa việc người mẹ sử dụng kháng sinh trong quá trình mang thai với các bệnh dị ứng ở trẻ em, một nghiên cứu đoàn hệ với quy mô lớn tại Nhật Bản đã được thực hiện với khoảng 78.000 phụ nữ mang thai và con của họ từ 0 đến 3 tuổi.
Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng kháng sinh khi mang thai làm tăng nguy cơ dị ứng đường hô hấp ở trẻ em, đặc biệt là hen suyễn, viêm mũi dị ứng và thở khò khè. Ngoài ra, kết quả cho thấy không có mối liên quan nào giữa việc sử dụng kháng sinh ở mẹ làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn, viêm da dị ứng và bệnh chàm da.
Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ dị ứng hô hấp ở trẻ do sử dụng kháng sinh trong thai kỳ của mẹ không bị ảnh hưởng bởi thời gian sử dụng kháng sinh, giới tính của trẻ và tiền sử dị ứng của mẹ. Ngoại trừ viêm mũi dị ứng có liên quan đến tiền sử dị ứng.
Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với một tổng quan hệ thống bao gồm 12 nghiên cứu lớn nhỏ đã được công bố trước đó: bệnh hen suyễn và thở khò khè ở trẻ em có liên quan đến việc sử dụng kháng sinh ở mẹ trong quá trình mang thai.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có nhiều mặt hạn chế, bao gồm: không đủ dữ liệu để đánh giá ảnh hưởng của loại, liều lượng và cách sử dụng kháng sinh; dị ứng ở trẻ được báo cáo bởi người chăm sóc có thể dẫn đến sai lệch, cũng như không có khả năng chẩn đoán chính xác hen suyễn ở trẻ dưới 3 tuổi; 18,6% phụ nữ sử dụng kháng sinh trong quá trình mang thai được ghi nhận dựa vào bảng câu hỏi, do đó có thể sai lệch thông tin do trí nhớ, chủ quan của người được khảo sát.
Tóm lại, việc sử dụng kháng sinh khi mang thai có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, thở khò khè, viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác ở trẻ dưới 3 tuổi, ngoại trừ dị ứng thức ăn, viêm da dị ứng và chàm da. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp cần thiết sử dụng kháng sinh trong thai kỳ. Do đó, phụ nữ mang thai cần đảm bảo sử dụng kháng sinh hợp lý và theo dõi trẻ sau sinh.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.pharmacytimes.com/view/study-antibiotic-exposure-during-pregnancy-associated-with-increased-risk-of-childhood-respiratory-allergies (Tham khảo ngày 08/11/2023)
- Okoshi, K, Sakurai, K, Yamamoto, M. Maternal antibiotic exposure and childhood allergies: The Japan Environment and Children’s Study. JACI: Global. 2023;2(4). doi:10.1016/j.jacig.2023.100137
Sốt là triệu chứng phổ biến trong thực hành lâm sàng hàng ngày và một số lượng lớn người bệnh nhập viện do sốt. Nhiều người bệnh được dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi-rút, thuốc kháng nấm hoặc thuốc kháng ký sinh trùng, nếu coi nhiễm trùng là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, thuốc được dùng để điều trị có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây sốt trong bối cảnh như vậy
Năm 2024, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã ban hành hướng dẫn về việc sử dụng doxycyclin dự phòng sau phơi nhiễm (doxy-PEP) để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). Dự phòng sau phơi nhiễm là một chiến lược hoá trị dự phòng, trong đó thuốc được dùng sau khi có khả năng phơi nhiễm để ngăn ngừa nhiễm trùng. Đây là một chiến lược phòng ngừa phổ biến và hiệu quả đối với HIV và các bệnh nhiễm trùng khác, chẳng hạn như bệnh dại và uốn ván. Doxycyclin là một kháng sinh nhóm tetracyclin phổ rộng dung nạp tốt và được khuyến cáo điều trị bệnh chlamydia và là phương pháp thay thế trong điều trị giang mai ở những bệnh nhân không có thai.
Việc bẻ, nghiền viên nén không bao, bao phim, bao đường hoặc mở viên nang giải phóng dược chất tức thì không làm thay đổi sinh khả dụng của thuốc và giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn
Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ. Các yếu tố dược động học ở trẻ sơ sinh thay đổi liên tục do sự phát triển nhanh về sinh lý. Tiêm tĩnh mạch thường được sử dụng trong điều trị cho trẻ sơ sinh, đặc biệt khi trẻ đang điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực. Khi tiêm tĩnh mạch, hiệu quả gần như tức thời. Hầu hết các loại thuốc tiêm tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh có những yêu cầu riêng về độ pha loãng và/hoặc tốc độ truyền.
Trong giai đoạn năm 2018-2021, Mạng lưới An toàn Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NHSN) đã báo cáo rằng 0,4% (n = 1.951) các ca nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (HAI) ở Hoa Kỳ nguyên nhân do Acinetobacter spp. gây ra. Trong số này có 28-45% không nhạy cảm với kháng sinh carbapenem (tức là trung gian hoặc đề kháng).
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau: