Nhóm thuốc ức chế men chuyển: Thông tin về tính an toàn trong thai kỳ
Ds. Đặng Thị Thuận Thảo
Khoa Dược – BV Từ Dũ
I. Thuốc ức chế men chuyển (ace)
Captopril, enalapril, fosinopril, perindopril, quinapril, ramipril và trandopril bị chống chỉ định sử dụng trong suốt thời kỳ mang thai.
Khi sử dụng trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, những thuốc này có thể qua nhau thai và phá vỡ hệ thống renin-angiotensin của bào thai.
Những ảnh hưởng gồm: phá hủy thận, giảm sản sọ, và gây chết bào thai.
Sử dụng những thuốc này trong 3 tháng đầu thai kỳ không thấy xuất hiện những nguy cơ trên bào thai.
Khi nghi ngờ mang thai nên ngừng điều trị và thay thế bằng liệu pháp khác phù hợp hơn
Tài liệu tham khảo
1. Lip G, Churchill D, Beevers M, Auckett A, Beevers DG. Angiotensin-converting-enzyme inhibitors in early pregnancy. Lancet 1997; 350 (9089):1446-1447.
2. From the centers for disease control and prevention. Postmarketing surveillance for angiotensin-converting enzyme inhibitor use during the first trimester of pregnancy- United States, Canada, and Israel, 1987-1995. JAMA 1997; 277 (15):1193-1194.
3. Drugdex(R) editorial staff. ACE inhibitor pregnancy warning-1992 FDA Bulletin. Micromedex Inc. Vol 102-103; 1999-2001.
1. CAPTOPRIL
1.1. Phân loại mức độ an toàn trong thai kỳ
TÀI LIỆU THAM KHẢO |
PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ |
1. A to Z Drug Facts |
1C,2D,3D |
2. Danh mục phân loại theo FDA |
D |
3. Physicians Desk Reference |
1C,2D,3D |
4. Lexicomp’s Drug Information Handbook |
1C,2D,3D |
5. Drugs for Pregnant and Lactating Women |
1C,2D,3D |
6. Drugs and Pregnancy (Royal) |
D |
7. Therapeutic Guidelines Electronic complete |
D |
1.2. Ảnh hưởng của thuốc trên người mẹ
Không có những báo cáo đầy đủ hoặc những nghiên cứu được kiểm soát tốt về ảnh hưởng của Captopril trên những phụ nữ mang thai.
Nhằm cải thiện tình trạng bệnh, cần chú ý phải sử dụng Captoril liều thấp cho những bà mẹ trước khi sinh. Liều thấp nhất Captoril chỉ nên được sử dụng trong suốt thai kỳ khi bắt buộc chỉ định.
Cần phải kiểm tra dịch nước ối và sự phát triển bào thai.
1.3. Ảnh hưởng của thuốc trên bào thai
Không có những báo cáo đầy đủ hoặc những nghiên cứu được kiểm soát tốt về ảnh hưởng của Captopril trên bào thai người.
Captoril qua nhau thai người nhưng dược động học vẫn chưa được làm rõ.
Ở người, việc sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể an toàn.
Tương tự đối với những thuốc kháng thụ thể angiotensin, sử dụng thuốc này trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ có những tổn thương trên bào thai (giảm sản xương, suy thận, co tứ chi. dị tật xương sọ và mặt, giảm sản phổi và ức chế sự phát triển trong tử cung).
Capptoril làm chết bào thai trong dạ con gây nên sự chết non ở nhiều loài động vật khác nhau như cừu, thỏ và chuột.
1.4. Nhận xét
Captopril và những thuốc chẹn angiotensin nên tránh sử dụng trong thời kỳ mang thai.
Có những thuốc thay thế khác có nhiều kinh nghiệm sử dụng trên phụ nữ mang thai và cho con bú.
Khi điều trị bệnh trên người mẹ bắt buộc phải chỉ định captopril thì nên sử dụng liều thấp nhất và có sự theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển của bào thai.
1.5. Thông tin từ nhà sản xuất
* Lopril (captopril 25/ 50mg) viên nén:
Không nên sử dụng trong trường hợp có thai. Nếu có thai phải ngưng ngay captopril và báo cho bác sĩ theo dõi.
* Capoten viên nén 12,5mg, 25mg, 50mg, 100mg:
Các chất ức chế ACE, trong đó có captopril có hại cho thai nhi và không nên dùng cho phụ nữ có thai.
1.6. Tài liệu tham khảo:
1. A to Z Drug Facts
2. Danh mục phân loại theo FDA
3. Physicians Desk Reference
4. Lexicomp’s Drug Information Handbook
5. Drugs for Pregnant and Lactating Women
6. Drugs and Pregnancy
7. Therapeutic Guidelines Electronic complete
8. Easterling TR, Carr DB, Davis C, Diederichs C, Brateng DA, Schmucker B. Low-dose, short-acting, angiotensin-converting enzyme inhibitors as rescue therapy in pregnancy. Obstet Gynecol. 2000 Dec;96(6):956-61
9. Bar J, Chen R, Schoenfeld A, Orvieto R, Yahav J, Ben-Rafael Z, Hod M. Related Articles, Links Pregnancy outcome in patients with insulin dependent diabetes mellitus and diabetic nephropathy treated with ACE inhibitors before pregnancy.J Pediatr Endocrinol Metab. 1999 Sep-Oct;12(5):659-65.
10. Burrows RF, Burrows EA. Related Articles, Links Assessing the teratogenic potential of angiotensin-converting enzyme inhibitors in pregnancy.Aust N Z J Obstet Gynaecol. 1998 Aug;38(3):306-11. Review.
11. August P, Mueller FB, Sealey JE, Edersheim TG. Role of renin-angiotensin system in blood pressure regulation in pregnancy. Lancet. 1995 Apr 8;345(8954):896-7
* Nội dung chi tiết vui lòng bạn tải file .pdf.
Trong giai đoạn năm 2018-2021, Mạng lưới An toàn Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NHSN) đã báo cáo rằng 0,4% (n = 1.951) các ca nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (HAI) ở Hoa Kỳ nguyên nhân do Acinetobacter spp. gây ra. Trong số này có 28-45% không nhạy cảm với kháng sinh carbapenem (tức là trung gian hoặc đề kháng).
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.
Sự ra đời của vắc-xin giúp chúng ta chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tổ chức y tế thế giới ước tính chương trình tiêm chủng hiện nay giúp ngăn ngừa 3,5-5 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm và sởi [2].
Phòng ngừa suy nhược, mệt mỏi, đau nhức:
Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định
Chế độ ăn hợp lý trao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.
Chườm khăn lạnh nếu có nhức mỏi, đau cơ.