Những ảnh hưởng khi sử dụng Paracetamol trong thai kỳ
Ds. Đặng Thị Thuận Thảo (dịch)
Khoa Dược - BV Từ Dũ
Paracetamol, là thuốc giảm đau hiệu quả trong trường hợp đau đầu và đau cơ bắp. Khi được sử dụng một cách thích hợp, thuốc này được xem là an toàn. Paracetamol đã được bán trên thị trường từ những năm 1950, là loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị đau và sốt trong thai kỳ. Phần lớn phụ nữ mang thai có thể dùng Paracetamol trong thai kỳ.
Một nghiên cứu của UCLA phối hợp với trường Đại học Aarhus ở Đan Mạch, được đăng trên tạp chí Nhi Khoa JAMA vào tháng 2/2014, đã đưa ra lo ngại về việc sử dụng Paracetamol trong thai kỳ cho thấy những đứa trẻ có mẹ sử dụng Paracetamol trong thai kỳ có nguy cơ phát triển các rối loạn hành vi và rối loạn tăng động thái quá như thiếu chú ý, hiếu động thái quá (hội chứng tâm thần xuất hiện trong thời thơ ấu) so với những đứa trẻ có mẹ không sử dụng thuốc giảm đau trong thai kỳ.
Nhóm nghiên cứu của Đại học California, Los Angeles đã phân tích 64.322 trẻ em và mẹ của chúng trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 2002. Các nhà nghiên cứu lấy tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn tăng động thái quá và rối loạn hành vi của Bệnh viện Quốc Gia Đan Mạch năm 2011 hoặc Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương Đan Mạch
Các bà mẹ được yêu cầu báo cáo việc sử dụng Paracetamol trong thai kỳ và vấn đề phát triển hành vi của con họ thông qua một bảng câu hỏi. Việc sử dụng Paracetamol trong thai kỳ của bà mẹ được xác định qua ba lần phỏng vấn bằng điện thoại trong thời gian bà mẹ mang thai và một lần sau sáu tháng sinh con.
Kết quả cho thấy hơn 50% các bà mẹ báo cáo có sử dụng Paracetamol vào một số thời điểm trong thai kỳ. Các nhà nghiên cứu thấy rằng những rủi ro tiếp tục tăng khi các bà mẹ sử dụng Paracetamol trong khoảng thời gian dài (>3 tháng) trong thai kỳ. Trẻ em có mẹ sử dụng Paracetamol hơn 20 tuần mang thai có nguy cơ 50% có trẻ chẩn đoán rối loạn tăng động. Trẻ em có mẹ sử dụng Paracetamol trong suốt thai kỳ có nguy cơ cao hơn 13% - 37 % có trẻ chẩn đoán rối loạn tăng động. Kết quả này có thể giải thích sự gia tăng tỷ lệ mắc rối loạn hành vi của trẻ sau này. Theo CDC, tỷ lệ trẻ em được chẩn đoán rối loạn hành vi ngày càng tăng. Vào năm 2003, 7,8 % trẻ em có rối loạn hành vi, và con số này tăng lên đến 11 % trong năm 2011.
Dựa trên dữ liệu thử nghiệm trên động vật cho thấy Paracetamol gây rối loạn nội tiết tố, và khi tiếp xúc với nội tiết tố bất thường trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não của thai nhi. Paracetamol có thể vượt qua hàng rào nhau thai và có khả năng làm gián đoạn sự phát triển não của thai nhi bằng cách gây rối loạn hormone của mẹ và có thể gây chết tế bào thần kinh.
Miriam Cooper, Cardiff, Đại học Y khoa Anh, cho rằng mặc dù các kết quả của nghiên cứu này cung cấp bằng chứng sơ bộ rằng việc sử dụng Paracetamol trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ rối loạn hành vi ở trẻ em, nhưng nghiên cứu không không trình bày về liên hệ nhân quả. Các nhà nghiên cứu cũng đề nghị thêm những nghiên cứu để xác nhận về kết quả, và như vậy Paracetamol không còn được coi là một thuốc giảm đau an toàn sử dụng trong thời kỳ mang thai.
Tài liệu tham khảo
Mark Wheeler (February 24 , 2014), Use of acetaminophen during pregnancy linked to ADHD in children
- Bệnh viện đã thực hiện 378 báo cáo ADR, giảm 7,9% so với năm 2023 (408 báo cáo), tăng 14,2% so với năm 2022 (331 báo cáo).
- Số lượng báo cáo ADR ngoại trú là 18 báo cáo, giảm 3,6 lần so với năm 2023 (66 báo cáo).
- Bệnh viện Từ Dũ được Trung tâm DI&ADR quốc gia xếp hạng 8/991 cơ sở khám chữa bệnh có hoạt động theo dõi ADR hiệu quả trong báo cáo tổng kết ADR quốc gia vào tháng 9/2024.
Mirvetuximab soravtansine-gynx đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt điều trị cho bệnh nhân trưởng thành mắc ung thư biểu mô buồng trứng, ống dẫn trứng, hoặc ung thư phúc mạc nguyên phát dương tính với thụ thể folat alpha (FRα), kháng hóa trị, là những bệnh nhân đã trải qua 3 liệu trình điều trị trước đó. Theo các chuyên gia, bệnh nhân mắc các loại ung thư này thường được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, trải qua phẫu thuật và sau đó được điều trị bằng phác đồ hóa trị có platinum nhưng có thể trở nên kháng thuốc.
Kháng sinh (KS) phổ rộng được xem như “thần dược” để điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng khi tác nhân gây bệnh chưa được xác định. Mục đích sử dụng KS phổ rộng nhằm bao phủ nhiều loại tác nhân vi khuẩn gram dương và gram âm, bao gồm cả các tác nhân kháng thuốc trong khi chờ kết quả nuôi cấy. Tuy nhiên, việc sử dụng bừa bãi các KS phổ rộng cũ và mới đã góp phần đáng kể vào sự gia tăng tình trạng kháng kháng sinh (AMR) – một vấn đề sức khỏe toàn cầu đáng lưu ý.
Những dữ kiện của một nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy: đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và tử vong ở trẻ sơ sinh nguyên nhân do liên cầu khuẩn nhóm B (GBS). Có nhiều lý do như: thay đổi hệ vi sinh vật âm đạo, giảm đáp ứng miễn dịch và quá trình điều hoà thích nghi của vi khuẩn.
Tiền sản giật là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ. Bệnh lý tiền sản giật có liên quan đến sự xâm lấn tế bào nuôi nhau thai và sự tái cấu trúc động mạch xoắn tử cung. Với đặc tính kháng viêm, aspirin được giả thuyết rằng có thể cải thiện sự bám nhau giúp ngăn ngừa tiền sản giật. Vì vậy, spirin liều thấp được khuyến cáo sử dụng để dự phòng tiền sản giật trong thai kỳ. Mặt khác, aspirin cũng được chỉ định cho các trường hợp thai giới hạn tăng trưởng, sinh non, thai lưu.
Sốt là triệu chứng phổ biến trong thực hành lâm sàng hàng ngày và một số lượng lớn người bệnh nhập viện do sốt. Nhiều người bệnh được dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi-rút, thuốc kháng nấm hoặc thuốc kháng ký sinh trùng, nếu coi nhiễm trùng là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, thuốc được dùng để điều trị có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây sốt trong bối cảnh như vậy